Trò chơi luyện trí nhớ được sử dụng rộng rãi và phổ biến, bao gồm:
- Lật hình ghép tranh
- Trò chơi siêu thị
- Trò chơi tìm ra điểm khác nhau
- Trò chơi tìm đồ vật
- Trò chơi ảo thuật với những chiếc cốc
- Trò chơi ghi nhớ
- Trò chơi viết lên lưng trẻ
- Trò chơi nối số
- Trò chơi nghe và trả lời
- Trò chơi ghi nhớ màu sắc
Nội Dung Bài Viết
Trò chơi luyện trí nhớ là gì?
Trò chơi luyện trí nhớ là những món đồ chơi thú vị, giúp các bé rèn luyện được khả năng ghi nhớ hàng ngày. Giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của trẻ nhỏ chính là ở lứa tuổi từ 2 đến 7 tuổi.
Theo nhà giáo dục người Ý Maria Montessori, người đã truyền cảm hứng cho phương pháp giáo dục Montessori ưu việt, đã khẳng định rằng trẻ từ 2 đến 7 tuổi có khả năng tiếp thu những sự việc xảy ra xung quanh và ghi nhớ trong trí não.
Ngoài đặc tính nổi trội của gen di truyền, việc áp dụng các trò chơi luyện trí nhớ đúng chuẩn cho các bé từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ tăng khả năng tiếp thu, sự sáng tạo, sự thông minh và trí nhớ hiệu quả.
8 đặc điểm của việc luyện trí nhớ cho trẻ
Hiểu rõ cách tận dụng trò chơi luyện trí nhớ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ trong cuộc sống như sau:
- Giảm sự căng thẳng
- Cải thiện năng suất
- Giúp bé có suy nghĩ tốt hơn
- Củng cố kỹ năng sống và cách giao tiếp
- Tăng sự ghi nhớ cao ở trẻ
- Biết đưa ra quyết định và lựa chọn phù hợp cho bản thân
- Hứng thú khám phá thế giới quan xung quanh
- Khai thác tối đa tiềm năng đặc biệt của các bé
Thời điểm thích hợp để rèn luyện trí nhớ cho các bé
Trò chơi luyện trí nhớ dành cho các bé ở trong độ tuổi từ 2 đến 7 tuổi, giúp trẻ có khả năng tiếp thu và học hỏi nhanh hơn. Đây cũng là thời điểm thích hợp để áp dụng phương pháp giáo dục sớm cho trẻ, giúp các bé tiếp thu được nhiều kiến thức hơn, phát triển tư duy vững chắc.
10 trò chơi luyện trí nhớ hiệu quả cho các bé
1. Trò chơi luyện trí nhớ: Lật hình ghép tranh
Lật hình ghép tranh là một trong những trò chơi luyện trí nhớ hiệu quả nhất, giúp trẻ ghi nhớ được các vị trí của tấm thẻ.
Chuẩn bị:
- Các tấm thẻ để ghép với nhau, tạo thành một bức tranh hoàn chỉnh
Cách thực hiện trò chơi luyện trí nhớ lật hình ghép tranh:
- Tiến hành xáo trộn toàn bộ các tấm thẻ, sau đó trải đều và đặt úp thẻ bài xuống mặt bàn.
- Cha mẹ cho bé chọn 2 tấm thẻ ngẫu nhiên cùng một lần. Hai thẻ được chọn có thể ghép thành một bức tranh hoàn chỉnh thì trẻ sẽ được chọn tiếp. Nếu hai thẻ không ghép được thì trẻ phải đưa về vị trí ban đầu và chuyển lượt chơi cho người tiếp theo.
- Người nào ghép được nhiều cặp thẻ hoàn chỉnh nhanh nhất sẽ là người chiến thắng.
2. Trò chơi siêu thị
Chuẩn bị:
- Các vật dụng, món đồ chơi hoặc đồ vật có sẵn trong nhà.
Cách thực hiện trò chơi luyện trí nhớ khi mua sắm:
- Lần lượt mỗi người chơi sẽ đọc tên món đồ mà mình muốn mua. Người tiếp theo sẽ chọn một món đồ khác với người chơi trước, nếu chọn trùng thì sẽ bị mất lượt.
- Tiếp tục lựa chọn cho đến khi gọi tên hết các món đồ dùng. Người nào ghi nhớ được tên các món đồ đã mua nhiều nhất sẽ là người chiến thắng.
Trò chơi luyện trí nhớ này mang lại tính giải trí cao cho các bé và cha mẹ, tăng khả năng tập trung và ghi nhớ cực kỳ hiệu quả.
3. Trò chơi tìm ra điểm khác nhau
Chuẩn bị:
- Hai bức tranh có tổng thể giống nhau nhưng lại xuất hiện một vài điểm khác nhau.
Cách thực hiện trò chơi luyện trí nhớ thông qua việc tìm điểm khác nhau:
- Cho trẻ quan sát kỹ cả hai bức tranh để tìm ra điểm khác biệt và sử dụng bút khoanh tròn vào vị trí này.
- Đối với các bé có độ tuổi lớn hơn, cha mẹ có thể giới hạn thời gian tìm kiếm để tăng độ khó của trò chơi luyện trí nhớ này, giúp trẻ hào hứng và cải thiện được trí nhớ, tăng khả năng tập trung.
4. Trò chơi tìm đồ vật
Chuẩn bị:
- Các món đồ chơi như búp bê, thú bông, mô hình động vật… hoặc vật dụng nhỏ như đĩa, thìa, khăn, chìa khóa…
Cách thực hiện trò chơi luyện trí nhớ bằng việc tìm đồ vật:
- Yêu cầu các bé quan sát kỹ các món đồ chơi và dụng cụ đã chuẩn bị sẵn. Sau đó, cha mẹ cùng bé gọi tên từng món và mô tả cụ thể màu sắc, hình dáng cũng như công dụng của món đồ.
- Khi bé đã ghi nhớ tên đồ vật, cha mẹ dùng tấm khăn để che các món đồ lại và yêu cầu trẻ nhắm mắt lại.
- Cùng lúc đó, cha mẹ sẽ lấy đi một món đồ bất kỳ và yêu cầu trẻ mở mắt ra để tìm kiếm món đồ đã biến mất là gì.
5. Trò chơi ảo thuật với những chiếc cốc
Chuẩn bị:
- 3 chiếc cốc có hình dáng y hệt nhau
- 1 món đồ chơi hoặc quả bóng nhỏ
Cách thực hiện trò chơi luyện trí nhớ bằng những chiếc cốc:
- Sắp xếp 3 chiếc cốc thẳng hàng trên bề mặt phẳng. Sau đó cho quả bóng hoặc món đồ chơi vào dưới 1 trong 3 chiếc cốc.
- Tiến hành xáo trộn vị trí của 3 chiếc cốc thật nhanh và kêu bé đoán xem quả bóng đang nằm dưới chiếc cốc nào.
Trò chơi luyện trí nhớ này sẽ giúp bé có được sự quan sát nhanh nhạy, tạo nên sự hứng thú và rèn luyện khả năng ghi nhớ tốt từ nhỏ.
6. Trò chơi ghi nhớ
Chuẩn bị:
- Một bức tranh có nhiều chi tiết bằng hình ảnh con người, đồ vật, động vật hoặc cây cối…
Cách thực hiện trò chơi luyện trí nhớ bằng cách ghi nhớ các chi tiết hình ảnh:
- Tiến hành cho trẻ quan sát bức tranh và xác định tổng số lượng và tên gọi của các hình ảnh, nhân vật có bên trong bức tranh.
- Sau đó, cha mẹ đặt câu hỏi và yêu cầu trẻ đưa ra đáp án.
Đây là trò chơi luyện trí nhớ rất đơn giản, giúp trẻ cảm thấy phấn khích, rèn luyện trí nhớ ngắn và tạo sự liên kết chặt chẽ với gia đình.
7. Trò chơi viết lên lưng trẻ
Viết lên lưng là trò chơi luyện trí nhớ khá thú vị, có thể bắt đầu ở bất kỳ đâu. Cha mẹ sẽ dùng ngón tay để viết hoặc vẽ bất kỳ chữ, số hoặc hình con vật trên lưng bé. Sau đó, cho trẻ đoán xem những điều cha mẹ viết là gì.
Trò chơi luyện trí nhớ này yêu cầu trẻ phải có sự cảm nhận về mặt thể chất để hình dung ra được hình ảnh, từ đó sẽ nhận dạng được đúng từ hoặc chữ đã được viết trên lưng.
8. Trò chơi nối số
Chuẩn bị:
- Các món đồ chơi hình động vật
- Các mảnh giấy trắng nhỏ để đánh số thứ tự
Cách thực hiện trò chơi luyện trí nhớ bằng việc nối số:
- Tiến hành sắp xếp các món đồ chơi đã chuẩn bị lên bề mặt phẳng. Sau đó, dùng các mảnh giấy để đánh số thứ tự.
- Tiếp theo, cho trẻ quan sát và ghi nhớ trong khoảng 30 giây.
- Xáo trộn các món đồ chơi và giấy thứ tự, sau đó yêu cầu trẻ xếp lại theo đúng thứ tự ban đầu.
9. Trò chơi nghe và trả lời
Chuẩn bị:
- Sách hoặc truyện
Cách thực hiện trò chơi luyện trí nhớ nghe và trả lời:
- Cha mẹ có thể thực hiện trò chơi luyện trí nhớ này bằng cách kể truyện cho bé và đặt những câu hỏi liên quan để bé trả lời.
- Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể yêu cầu bé kể lại câu truyện đã được nghe, giúp bé tăng cường khả năng ghi nhớ.
10. Trò chơi ghi nhớ màu sắc
Chuẩn bị:
- Các khối gỗ hoặc đồ chơi có nhiều màu sắc khác nhau
Cách thực hiện trò chơi luyện trí nhớ về màu sắc:
- Cho trẻ quan sát màu sắc của các món đồ chơi hoặc khối gỗ trong vòng 1 phút.
- Sau đó, cha mẹ cho bé nhắm mắt lại và đọc tên các màu sắc của đồ chơi hoặc khối gỗ mà bé đã ghi nhớ.
Hy vọng những chia sẻ của CleaniS về các trò chơi luyện trí nhớ cho trẻ sẽ giúp cho các bậc phụ huynh lựa chọn được phương pháp dạy con hiệu quả tại nhà. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể tham khảo về sự kết hợp các trò chơi sáng tạo hoặc trò chơi tiếng Anh trong quá trình dạy trẻ.