11 Phương pháp kỷ luật không đòn roi cho bé:
- Thời gian
- Giao tiếp thương lượng
- Lắng nghe cảm xúc của con
- Bỏ qua hành động phạm lỗi nhẹ
- Thưởng khi trẻ làm tốt
- Dạy trẻ kỹ năng mới
- Cùng con giải quyết vấn đề
- Bày tỏ cảm xúc và mong muốn của bố mẹ
- Khuyến khích con tìm ra hướng giải quyết
- Thể hiện sự đồng cảm
- Khen ngợi hành vi tốt
Nội Dung Bài Viết
Kỷ luật không đòn roi là gì?
Kỷ luật không đòn roi là một phương pháp quản lý giáo dục con cái không sử dụng bất kỳ hình thức áp lực về thể chất, hoặc sử dụng đòn roi, trừng phạt vật lý. Thay vào đó, phương pháp này tập trung vào việc xây dựng một môi trường tích cực, giao tiếp hiệu quả, thiết lập quy tắc và hướng dẫn rõ ràng để đảm bảo sự hợp tác và đồng thuận từ phía trẻ. Phương pháp kỷ luật không đòn roi thường xem là một cách hiện đại và tích cực hơn để quản lý hành vi và thúc đẩy sự phát triển tích cực của con trẻ.
Hậu quả của việc sử dụng đòn roi dạy con
Kỷ luật không đòn roi được nhiều ba mẹ áp dụng bởi cách dạy truyền thống có nhiều tác hại như:
- Hình thành thói quen xấu đối với trẻ, tính cách trở nên ương bướng.
- Đòn roi gây đau đớn về mặt thể xác, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về mặt tâm lý, gây rối loạn tinh thần kéo dài.
- Sử dụng đòn roi khiến trẻ khó sợ hãi khó mở lòng với bố mẹ.
- Trẻ có thể mắc kẹt trong khái niệm dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Dẫn đến tình trạng bé thích dùng bạo lực, không có sự thông cảm.
Nguyên nhân dẫn đến con trẻ không nghe lời
Có nhiều nguyên nhân trong việc bé không nghe lời bố mẹ. Quý bậc phụ huynh nên tìm hiểu rõ các nguyên nhân con không nghe lời để áp dụng kỷ luật không đòn roi tốt hơn:
Trẻ không thấy lời của bố mẹ
Thỉnh thoảng bé có thể không nghe được lời của bố mẹ vì đang quan tâm vào chuyện khác. Bố mẹ nên suy nghĩ kỹ trước khi cho rằng con đang bướng bỉnh. Hãy trò chuyện cùng bé và hỏi xem con có nghe bạn nói gì không, hoặc lặp lại lời nói của mình một lần nữa.
Trẻ không hiểu lời bạn nói
Bộ não của trẻ chưa phát triển toàn diện thường không thể hiểu hết được tất cả các vấn đề. Đưa ra quá nhiều thông tin cùng lúc trẻ có thể không xử lý kịp thời. Ba mẹ có thể nói đơn giản hơn, ngắn gọn, đủ ý để con hiểu được lời của bạn muốn hướng đến.
Trẻ không muốn làm theo
Đôi khi có một số trường hợp bạn cảm thấy trẻ không muốn làm theo. Hãy thử đặt mình vào vị trí của trẻ và thấu hiểu cảm xúc của con trước khi quyết định ép buộc. Sau đó giải thích một cách nhẹ nhàng cho con biết rằng bạn đang làm điều đó vì muốn điều tốt cho trẻ. Bằng cách này, ba mẹ có thể giúp con hiểu và chấp nhận lời khuyên của bạn với lòng ngoan ngoãn và sự cảm thông.
11 Kỷ luật không đòn roi cho trẻ
Kỷ luật không đòn roi: Đặt thời gian
Kỷ luật không đòn roi bằng cách đặt thời gian giúp trẻ có tính kỷ luật cao hơn so với việc ba mẹ la lối quát mắng. Bạn có thể cho con một thời gian nhất định để dừng việc đang làm. Ví dụ: Thời gian xem điện thoại của con quá giờ quy định.Bố mẹ có thể đến bên trẻ và đếm từ 1 đến 3, báo cho bé biết rằng khi mẹ đếm đến 3 là con phải tắt điện thoại.
Phương pháp đặt thời gian chờ rất hữu ích đối với các bé có tính nóng giận, hung hăng. Phụ huynh nên cho con vài phút để bình tĩnh và sẵn sàng cho cuộc nói chuyện. Giúp bé học được tính kiên nhẫn và biết được việc tức giận không giải quyết được vấn đề.
Giao tiếp thương lượng với trẻ
Thay vì sử dụng đòn rơi ba mẹ nên hướng dẫn trẻ các kiến thức, kỹ năng cần thiết để thực hiện một việc nào đó. Dành thời gian thảo luận cùng con về hành vi và hậu quả của việc làm sai. Giao tiếp thương lượng cùng con để đưa ra lời khuyên giúp trẻ hiểu và hình thành khả năng tự quản lý hành vi của bản thân.
Lắng nghe cảm xúc của trẻ
Quý bậc phụ huynh không nên vội vàng đổ hết lỗi khi bé không vâng lời hoặc làm sai điều gì. Trong hội thảo kỷ luật không đòn roi được diễn ra vào 3/2015, PGS.TS Huỳnh Văn Sơn đã chia sẻ trẻ có nhu cầu được chấp nhận về cảm xúc rất cao bởi ở độ tuổi này trẻ rất nhạy cảm với mọi thứ xung quanh.
Ba mẹ có thể lắng nghe cảm xúc của con, những lời la mắng có thể khiến con cảm thấy uất ức, không nói ra vấn đề mà trẻ đang gặp phải. Ngoài ra, mẹ có thể làm bạn cùng bé, nghe con chia sẻ về các vấn đề xung quanh như: trường học, bạn bè,.. Giúp gắn kết mối quan hệ của con và gia đình.
Bỏ qua hành động khi mắc lỗi lần đầu
Kỷ luật không đòn roi với các trường hợp con mắc phải lỗi sai nhỏ, bạn không nên quá nặng nề, có thể bỏ qua cho con bằng cách “ lảng” đi. Phương pháp bỏ qua có chọn lọc có hiệu quả hơn khi ba mẹ sử dụng đòn roi.
Thưởng cho trẻ khi làm tốt
Kỷ luật không đòn roi bằng cách sử dụng phần thưởng khuyến khích cho trẻ. Tuy nhiên, khi áp dụng cách này, bạn cần phải thực hiện một chút tinh tế, để tránh trẻ nghĩ rằng nó chỉ là một quy tắc bắt buộc. Ba mẹ có thể thưởng cho con các chuyến đi công viên, một món đồ chơi nhỏ, thời gian xem điện thoại. Nhận được các phần thưởng này giúp con cảm thấy vui vẻ, cố gắng nỗ lực cho các lần sau.
Dạy trẻ thêm các kỹ năng mới
Dùng đòn roi đối với con chỉ làm con mất bình tĩnh, khó chịu. Ba mẹ có thể dạy cho trẻ các kỹ năng mềm, học cách giải quyết vấn đề, quản lý cảm xúc bản thân. Với những kỹ năng này có thể giảm đáng kể các hành vi sai phạm.
Giải quyết vấn đề cùng con
Ba mẹ có thể cùng con viết các ý kiến, hướng giải viết riêng để hai cùng lựa chọn. Trẻ đang trong quá trình hoàn thiện bởi vậy bố mẹ không nên bình luận chê bai giải pháp của con đưa ra. Điều này rất dễ khiến con nản chí và không muốn thảo luận thêm.
Kỷ luật không đòn roi: Nói lên mong muốn của bố mẹ
Thay vì sử dụng đòn roi hoặc kỷ luật mạnh để bắt trẻ phải ngoan ngoãn, phụ huynh nên thể hiện sự kiên nhẫn và giải thích cho trẻ hiểu rõ hơn về sai lầm. Khi không hài lòng với hành vi của con, bố mẹ cần thể hiện cảm xúc và diễn đạt mong muốn của mình. Phương pháp kỷ luật không đòn roi này sẽ đem lại hiệu quả lớn hơn so với việc áp dụng phương pháp cưỡng chế, như la hét, sử dụng roi hoặc kỷ luật cứng rắn đối với bé.
Khuyến khích con đưa ra hướng giải quyết vấn đề
Ba mẹ nên khuyến khích trẻ đưa ra các cách giải quyết vấn đề khi gặp phải. Nhiều phụ huynh cho rằng chỉ cần kỷ luật thật nặng con sẽ không dám tái phạm. Tuy nhiên, sử dụng đòn roi quá nhiều thường ảnh hưởng đến tâm lý của con, khiến trẻ lì đòn, tìm cách trốn tránh, nói dối,..
Thể hiện sự đồng cảm với trẻ
Bố mẹ học cách lắng nghe thấu hiểu cảm xúc của con, thì chính con sẽ tự nhận ra những sai lầm và tìm cách tích cực để giải quyết vấn đề. Kỷ luật không đòn roi giúp con cảm thấy yên tâm, tin tưởng, muốn tâm sự và chia sẻ với ba mẹ nhiều hơn.
Khen khi trẻ làm tốt
Kỷ luật không đòn roi bằng cách tuyên duyên, khen ngợi giúp bé trở thành người tốt. Không nên chỉ trích các lỗi lầm của bé, khiến con cảm thấy bản thân tồi tệ, xấu xa. Việc khen ngợi giúp con cảm thấy vui hơn, mong muốn làm tốt hơn để được bố mẹ khen.
Hy vọng với các phương pháp kỷ luật không đòn roi ở trên bố mẹ có thể giao dục con một cách hiệu quả hơn. Bên cạnh đó quý phụ huynh có thể tham khảo qua Cleanis về các kỹ năng mềm cho trẻ mầm non, cách nuôi trẻ hướng nội, khủng hoảng tuổi lên 2,..