You are here:

21 kỹ năng sống cho trẻ mầm non giúp con phát triển toàn diện

Đánh Giá Bài Viết
5/5

21 Kỹ năng sống cho trẻ mầm non:

  1. Kỹ năng tự ăn uống, nước cho bé 
  2. Kỹ năng dạy bé ứng xử đúng cách
  3. Kỹ năng chăm sóc bản thân 
  4. Kỹ năng học hỏi 
  5. Kỹ năng nói thật 
  6. Kỹ năng giúp bé tự dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp
  7. Kỹ năng vượt qua chướng ngại vật
  8. Kỹ năng bơi lội cho trẻ
  9. Kỹ năng biết cách giúp đỡ người khác
  10. Kỹ năng chăm sóc động vật
  11. Kỹ năng biết cách tránh nguy hiểm 
  12. Kỹ năng giao thông 
  13. Dạy bé cách sử dụng điện an toàn 
  14. Kỹ năng tự bảo vệ cơ thể
  15. Kỹ năng tiết kiệm quản lý thời gian 
  16. Kỹ năng quản lý chi tiêu
  17. Kỹ năng làm việc nhóm 
  18. Kỹ năng bảo vệ môi trường 
  19. Kỹ năng từ chối người lạ
  20. Kỹ năng lập kế hoạch
  21.  Kỹ năng học hỏi 

21 Kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non: Cách tự ăn, uống nước

Ngay từ những giai đoạn đầu đời, ba mẹ cần truyền đạt cho con kỹ năng sống cho trẻ mầm non về các khía cạnh quan trọng của việc tự lập ăn uống, không phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác. Khi bé đã đủ tuổi để tự ngồi trên bàn ăn, biết cầm đũa hoặc thìa, ba mẹ có thể hướng dẫn bé về các vấn đề như: thực phẩm nào là an toàn để ăn, những thứ không nên đặt vào miệng, cách tự mình xúc thức ăn bằng thìa.

Tuy nhiên các nhiệm vụ này không dễ dàng với một đứa trẻ nhỏ. Khoảng từ 1 đến 4 tuổi, con mới có thể tự tin ngồi đúng tư thế trên bàn ăn, tự mình lấy nước uống khi cần thiết. Nếu bé đến nhà trẻ, giáo viên sẽ trang bị giúp bé phát triển những kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Kết hợp với việc bố mẹ tiếp tục hỗ trợ bé bằng cách truyền đạt các kỹ năng sống khác, sẽ giúp con trở nên độc lập và tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày của mình.

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non, tự ăn uống nước

 

Kỹ năng ứng xử

Việc giáo dục kỹ năng ứng xử cho trẻ mầm non là một phần quan trọng của quá trình phát triển. Kỹ năng sống cho trẻ mầm non này giúp bé dễ dàng hòa nhập vào môi trường xung quanh, bao gồm cả bạn bè và thầy cô giáo. Đây là giai đoạn trẻ thường bắt chước mọi thứ xung quanh mình. Đặc biệt là bố mẹ do vẫn chưa thể nhận thức rõ về những điều đang diễn ra.

Chính vì vậy, bố mẹ có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn trẻ phát triển những kỹ năng ứng xử cơ bản, từ việc chào hỏi và thể hiện lễ phép với người lớn, đến việc nắm bắt cách nói lời cảm ơn và xin lỗi đúng lúc, cũng như học cách nhường nhịn.

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non, ứng xử

 

Kỹ năng chăm sóc bản thân

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non tự chăm sóc bản thân mình là điều vô cùng quan trọng. Ba mẹ nên hướng dẫn bé cách đánh răng, tự lấy đồ ăn và nước uống, cách mang giày, đội mũ khi ra ngoài. Các kỹ năng này giúp trẻ biết cách tự chăm sóc mình khi không có người lớn ở bên cạnh. Đây là cách tốt nhất để rèn luyện tính tự lập cho trẻ, cũng là nền tảng để dạy trẻ những kỹ năng sống quan trọng khác trong tương lai. Trẻ phát triển tính tự chủ và độc lập khi trưởng thành.

Kỹ năng học hỏi

Trẻ mầm non thường tò mò, muốn tìm hiểu thế giới xung quanh. Để phát triển kỹ năng sống cho trẻ mầm non, các bậc phụ huynh nên tạo ra môi trường thích hợp để con có thể học hỏi liên tục. Bố mẹ có thể dành ngày cuối tuần để kích thích sự phát triển của con bằng cách tham gia vào các hoạt động ngoài trời, hoặc tới các khu vui chơi giải trí, giúp bé trải nghiệm thế giới xung quanh một cách đa dạng.

Ngoài ra, việc thường xuyên đưa con đến thư viện, khuyến khích bé học hỏi và tạo thói quen đọc sẽ rất hữu ích. Đặc biệt, việc dạy con đặt câu hỏi là một cách tuyệt vời để khuyến khích sự tò mò và tư duy phân tích. 

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non, học hỏi

 

Kỹ năng nói thật

Trẻ em có thể xem như một trang giấy trắng, chưa biết gì về sự thật và hậu quả của việc nói dối. Bố mẹ nên duy trì sự trò chuyện thường xuyên với con, khích lệ con thể hiện ý kiến của mình. Nếu trẻ mắc lỗi, hãy khuyến khích trẻ thừa nhận và sau đó khen ngợi sự thật của con, để nhận ra việc thừa nhận lỗi sai là một hành động đúng đắn, không phải là việc nói dối để che đậy. 

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non: Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp

Bố mẹ nên tập thói quen trật tự ngăn nắp khi con còn bé. Đầu tiên ba mẹ cần sắp xếp mọi thứ trong nhà đúng trật tự, gọn gàng. Sau đó, hãy yêu cầu từng thành viên trong gia đình tham gia vào việc duy trì sự ngăn nắp này, đặc biệt là việc lấy và cất giữ đồ dùng sau khi sử dụng. 

Trẻ ở độ tuổi mầm non thường yêu thích chơi đùa và thường bày bừa đồ chơi, tạo ra sự lộn xộn và xả rác một cách bừa bãi. Thay vì làm việc này thay con, ba mẹ có thể tạo thói quen cho con tự sắp xếp đồ chơi và dọn dẹp sau khi chơi. Chỉ cần vài lần hướng dẫn và nhắc nhở, con sẽ nắm được giá trị của việc giữ gìn sự ngăn nắp trong nhà. 

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non, dọn dẹp nhà cửa

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non: Vượt qua chướng ngại vật

Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một quá trình dài hơi đòi hỏi tính kiên nhẫn từ bậc phụ huynh. Khi con trẻ vấp ngã, thay vì vội vàng chạy đến ôm bé hoặc xoa dỗ để tránh bé khóc, hãy đến bên và động viên con đứng dậy tự mình. Tương tự, khi con có xích mích với bạn bè, không nên ngay lập tức cho là con mình đúng và can thiệp. Thay vào đó, khuyến khích con giải quyết xích mích bằng cách chủ động giải thích hoặc giảng hòa. 

Kỹ năng bơi lội

Bơi lội là một trong những kỹ năng sống quan trọng cho trẻ mầm non, được các bậc phụ huynh quan tâm đặc biệt trong quá trình nuôi dạy con. Bộ môn thể thao này không chỉ giúp phát triển thể chất cho trẻ mà còn tăng khả năng tự bảo vệ của con. Khi tiếp xúc với bộ môn thể thao bơi lội, trẻ có cơ hội khám phá môi trường mới, tạo ra sự thích thú và thúc đẩy tư duy sáng tạo trong quá trình học tập.

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non, bơi lội

 

Kỹ năng biết giúp đỡ chia sẻ với mọi người xung quanh

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non biết chia sẻ và giúp đỡ mọi người xung quanh vô cùng quan trọng. Bố mẹ có thể rèn luyện cho bé bằng cách tạo cơ hội cho con phụ giúp người lớn trong các công việc nhỏ như rửa chén, lau nhà,.. 

Kỹ năng chăm sóc bảo vệ động vật

Chăm sóc bảo vệ động vật là điều quan trọng khi giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Tiếp xúc với động vật ngay từ khi còn bé giúp tính cách của trẻ trở nên ấm áp tươi đẹp hơn. Ngoài ra con có được những cảm xúc tích cực, vui vẻ, học được cách quan tâm đến những thứ xung quanh mình. 

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non, bảo vệ động vật

 

Kỹ năng biết cách tránh nguy hiểm

Dạy kỹ năng phòng tránh nguy hiểm để con có thể tự bảo vệ bản thân là điều quan trọng. Ba mẹ nên truyền dạy cho con khả năng phát hiện tình huống nguy hiểm và kỹ năng xin giúp đỡ khi cần. Để bắt đầu, phụ huynh cần dạy cho con những thông tin cơ bản như số điện thoại, địa chỉ nhà, tên người thân.

Hãy giảng dạy cho con kỹ năng cảnh giác trước người lạ và cách đối phó với những người có ý định xấu đối với con. Dạy con biết tự bảo vệ mình từ nhỏ sẽ giúp con tự tin đối mặt với những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trong tương lai.

Kỹ năng giao thông

Đây là kỹ năng sống cho trẻ mầm non sẽ được dạy khi vào học tại trường. Trang bị cho con những kỹ năng căn bản về an toàn giao thông như biết cách băng qua đường tại các điểm an toàn và xác định thời điểm nào là an toàn. 

Kỹ năng sử dụng điện an toàn

Bố mẹ cần giải thích cho con về điện, giải thích cho bé biết điện có thể nguy hiểm và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của người lớn. Cho bé thấy một số hình ảnh an toàn bằng cách tuân thủ các quy tắc như: Không đụng vào ổ cắm, không chạm tay vào ổ điện. không cắm hoặc rút ổ cắm ra khỏi ổ điện,..

Kỹ năng tự bảo vệ cơ thể

Cho trẻ tham gia vào các khóa học cơ bản về tự vệ, võ thuật, rèn luyện thể chất phù hợp. Những kỹ năng này không chỉ giúp trẻ phòng ngừa tình huống bị bắt nạt mà còn giúp họ tự tin và biết cách xử lý xung đột. Tham gia các lớp học cũng có thể giúp trẻ phát triển tính kiên nhẫn và chú trọng đến sức khỏe của mình. 

Kỹ năng tiết kiệm quản lý thời gian

Việc ngay từ nhỏ tạo thói quen quản lý thời gian giúp trẻ sau này trở nên bài bản và có kế kế hoạch hơn. Ba mẹ có thể dạy con kỹ năng sống về quản lý thời gian như quy định xem tivi, thời gian ăn cơm,..

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non, quản lý thời gian

 

Kỹ năng quản lý chi tiêu

Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non trong việc quản lý tiền một cách hợp lý. Truyền đạt lại cho con ý nghĩa của việc kiếm tiền và sức lao động của bố mẹ. Giúp con hiểu rõ giá trị của tiền và biết cách sử dụng một cách thông minh và đúng đắn. Bố mẹ có thể cho con những trải nghiệm thực tế để họ học cách quản lý tài chính của mình và phát triển tính tự lập.

Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm quan trọng cho sự phát triển của bé, không chỉ trong gia đình và học tập mà còn trong cuộc sống sau này. Bố mẹ có thể hướng dẫn con về tầm quan trọng của hành động và ảnh hưởng đối với người khác. Cho con tìm hiểu về cảm xúc của người khác và cách hành động của mình có thể ảnh hưởng. Giúp trẻ xây dựng sự nhạy bén  trong việc hình thành kỹ năng làm việc nhóm.

Kỹ năng bảo vệ môi trường

Tâm hồn và tính cách của trẻ sẽ trở nên phong phú và tươi đẹp hơn khi được tiếp xúc với cây cối môi trường bên ngoài. Ba mẹ có thể dạy con cách chăm sóc cây như tưới cây, nhổ cỏ,.. Hướng dẫn trẻ bỏ rác đúng nơi quy định và chia sẻ với con về tầm quan trọng của cây xanh đối với môi trường. Kỹ năng sống cho trẻ mầm non về việc bảo vệ môi trường giúp bé hình thành cảm xúc tích cực và khơi dậy đam mê khám phá cuộc sống qua thế giới tự nhiên.

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non, bảo vệ môi trường

 

Kỹ năng từ chối người lạ

Trẻ thường chưa nhận thức và phân biệt được nguy hiểm xung quanh, ba mẹ cần hướng dẫn kỹ năng sống cho trẻ mầm non về việc bảo vệ khỏi các tình huống nguy hiểm. Dạy con kỹ năng từ chối một cách lịch sự khi có người lạ đến gần. Ngoài ra bố mẹ nên dạy con không được nhận quà hoặc bánh kẹo từ những người không quen biết. Đặc biệt, tình trạng nhiều kẻ xấu tự xưng là người quen đến đón con để thực hiện ý đồ xấu thường xuyên xảy ra. Để tránh trường hợp xấu xảy ra, bố mẹ nên thông báo với cô giáo và nhờ cô giáo điện xác minh với gia đình.

Kỹ năng lập kế hoạch

Kỹ năng sống cho trẻ mầm về lập kế hoạch là bước cần thiết giúp con hoàn thành nhiệm vụ trước khi bắt đầu. Ba mẹ có thể cung cấp danh sách các hoạt động chính giúp bé làm quen với việc lên kế hoạch.  

Kỹ năng nấu ăn

Dựa vào độ tuổi của con ba mẹ có thể giao cho con công việc phù hợp. Quý bậc phụ huynh có thể hướng dẫn kỹ năng sống cho trẻ mầm non bằng các việc cơ bản như chuẩn bị bát đũa, trải chiếu,..Hoạt động tham gia vào công việc chung của gia đình giúp trẻ tạo sự gắn kết với các thành viên. 

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non, nấu ăn

 

Ba mẹ có thể tham khảo thêm các kỹ năng sống cho con qua Cleanis trang bị thêm kiến thức cho việc giáo dục con trẻ. Kỹ năng sống cho  trẻ mầm non ngay từ bé là việc quan trọng trong các bước đầu đời của con, tạo nền tảng vững chắc cho trẻ trong tương lai. 

 

CHIA SẺ CÙNG BẠN BÈ