22 cách nuôi dạy trẻ hướng nội hiệu quả mà quý phụ huynh nên tham khảo, gồm:
- Chấp nhận và tôn trọng không gian riêng của trẻ
- Không cảm thấy xấu hổ khi trẻ là người hướng nội
- Hiểu được tính cách của trẻ
- Động viên trẻ thể hiện bản thân
- Tôn trọng nhu cầu riêng tư của trẻ
- Khuyến khích trẻ theo đuổi niềm đam mê
- Dạy trẻ tự tin thể hiện cá tính và tài năng
- Dạy trẻ cách thể hiện cảm xúc của bản thân
- Dạy trẻ cách bảo vệ bản thân
- Trẻ có thể có ít bạn bè
- Giới thiệu cho trẻ những người bạn mới
- Trò chuyện với giáo viên của trẻ
- Luôn đánh giá cao những nỗ lực của trẻ
- Tạm dừng giao tiếp xã hội nếu trẻ thấy mệt mỏi
- Giúp trẻ có cảm giác luôn được lắng nghe
- Hiểu rằng trẻ sẽ không yêu cầu giúp đỡ
- Không nói trẻ nhút nhát
- Đừng yêu cầu trẻ im lặng khi trẻ đang nói
- Không bắt ép trẻ vượt khỏi vùng an toàn
- Chú ý về hành vi của trẻ
- Không so sánh trẻ với những trẻ em khác
- Đừng nói trẻ có phản ứng thái quá
Để biết rõ hơn về từng cách nuôi dạy trẻ người hướng nội, cha mẹ hãy cùng theo dõi bài viết chi tiết dưới đây của CleaniS nhé!
Nội Dung Bài Viết
Trẻ em hướng nội khác biệt ra sao
Trẻ em hướng nội là những trẻ tập trung nhiều vào những suy nghĩ, cảm xúc và tâm trạng bên trong hơn là tìm kiếm sự kích thích từ bên ngoài. Mỗi một đứa trẻ hướng nội sẽ có mỗi tính cách khác nhau nên ba mẹ cần cân nhắc và áp dụng các phương pháp nuôi dạy trẻ hướng nội phù hợp.
Ngoài ra, vẫn có những trẻ hướng nội có thể giao tiếp, hoạt bát giống như những đứa trẻ hướng ngoại và đa phần những bé này sẽ cần ba mẹ quan sát kĩ để có thể hiểu được con.
Sự khác nhau giữa trẻ em hướng nội và hướng ngoại
Những đứa trẻ được xác định là người hướng ngoại sẽ có xu hướng được nạp năng lượng bằng cách khi ở bên người khác. Mặt khác, những đứa trẻ hướng nội sẽ tràn đầy năng lượng khi được ở một mình và có thể cảm thấy mệt mỏi khi phải tiếp xúc với nhiều người. Khi hiểu được sở thích, mức độ nhạy cảm và nhu cầu của trẻ, ba mẹ có thể dễ dàng nuôi dạy trẻ hướng nội tốt hơn.
9 dấu hiệu giúp nhận biết trẻ là người hướng nội
Bạn có thể phát hiện ra con mình có xu hướng hướng nội ngay từ khi trẻ mới biết đi hoặc còn nhỏ. Mặc dù trẻ em có xu hướng thay đổi tính cách theo thời gian, nhưng độ tuổi thiếu niên và trưởng thành sẽ là mốc thời gian để phát hiện sự thay đổi rõ ràng nhất.
Phần lớn trẻ hướng nội thường sẽ gặp trở ngại trong việc chia sẻ, thể hiện cảm xúc cũng như bày tỏ những khó khăn mà bản thân đang gặp phải. Do đó, khi nuôi dạy trẻ hướng nội, cha mẹ cần phải tìm hiểu xem con em của mình đang gặp phải vấn đề gì để cùng bé tìm cách giải quyết. Dưới đây là một số cách nhận biết trẻ là người hướng nội:
- Trẻ em hướng nội thường thích ở một mình trong một không gian riêng để có thể tự nạp năng lượng và niềm vui cho cuộc sống.
- Trẻ thường dành thời gian để tự mình xử lý, giải quyết một việc nào đó.
- Trẻ có ít bạn bè, thường chỉ có từ 1 – 2 người bạn thân, vì bé quan tâm đến chất lượng hơn số lượng.
- Thông thường trẻ hướng nội sẽ rất nhạy cảm với những nơi ồn ào, chẳng hạn như: các buổi họp mặt, sự kiện, sinh hoạt cùng câu lạc bộ và bất cứ nơi trẻ phải tiếp xúc với nhiều người xa lạ. Nếu bị rơi vào một môi trường như này, trẻ rất dễ tỏ ra sự giận dữ và mất bình tĩnh.
- Trẻ em hướng nội thường hay tò mò và muốn biết về những thứ xảy ra xung quanh mình, nhưng trong đầu luôn chứa đựng nhiều sự nghi ngờ và rụt rè, e ngại nhiều điều. Những đứa trẻ này thường sẽ quan sát và suy nghĩ kỹ trước khi nói hoặc hành động bất cứ điều gì.
- Khi phải tiếp xúc với những người lạ, bé sẽ cảm thấy rất khó chịu, không thoải mái và phải mất một thời gian, trẻ mới có thể làm quen được với điều này.
- Trẻ thường gặp khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc và khi trò chuyện, có thể bé sẽ bị khựng lại vài giây để tìm từ ngữ diễn đạt.
- Trong những cuộc trò chuyện, trẻ em hướng nội sẽ thích lắng nghe hơn là tham gia vào nói chuyện. Trong đầu bé có thể có rất nhiều ý tưởng tuyệt vời nhưng lại khó khăn trong việc trình bày cũng như không thể đưa ra lập luận để bảo vệ quan điểm của mình.
- Nếu phải chuyển trường, thì việc kết bạn và thích nghi với môi trường mới sẽ là thách thức rất lớn của trẻ. Đối với một đứa trẻ hướng nội, việc kết bạn và duy trì tình bạn là một trong những vấn đề khó khăn nhất.
22 cách nuôi dạy trẻ hướng nội dễ dàng và hiệu quả nhất
1. Chấp nhận và tôn trọng không gian riêng của trẻ
Để nuôi dạy trẻ hướng nội tốt, trên hết cha mẹ cần phải chấp nhận được xu hướng tính cách nội tâm của con. Cách tốt nhất để thể hiện tình yêu và sự tôn trọng với con cái là chấp nhận con người thật của bé.
Mặc dù các bé có thể sẽ hình thành tình bạn bền chặt với mọi người xung quanh, nhưng trẻ vẫn thích dành thời gian để ở một mình hơn so với đi chơi với đám đông. Đừng tổn thương hoặc nghĩ rằng con bạn không thích ở bên gia đình khi bé dành thời gian một mình trong phòng để đọc sách, chơi máy tính hoặc chơi trò chơi sáng tạo, trò chơi rèn luyện trí nhớ, trò chơi tiếng Anh,… Khi đã nạp đủ năng lượng, trẻ sẽ tự khắc muốn dành thời gian cho gia đình.
2. Không cảm thấy xấu hổ khi trẻ là người hướng nội
Là cha mẹ nuôi dạy trẻ hướng nội, bạn không nên cảm thấy xấu hổ khi con mình là một người hướng nội. Bởi vì, có rất nhiều người tuy có tính cách hướng nội nhưng họ rất thành công và có vị thế nhất định trên thế giới, chẳng hạn như: Bill Gates, Warren Buffett, Courteney Cox, Emma Watson,….
3. Hiểu được tính cách của trẻ
Mặc dù cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng tính cách của trẻ, nhưng tính khí của trẻ thường đến từ bẩm sinh. Thông thường, người hướng nội có thùy trán dày (vùng não có ảnh hưởng đến lời nói, suy nghĩ và đưa ra quyết định của con người) nên có xu hướng thận trọng và dè dặt hơn so với những bạn bè hướng ngoại.
Do vậy, việc hiểu được tính cách của con sẽ giúp cha mẹ nuôi dạy trẻ hướng nội tốt và hiệu quả hơn.
4. Động viên trẻ thể hiện bản thân
Bạn có thể nuôi dạy trẻ hướng nội bằng cách khuyến khích, giúp trẻ tự tin thể hiện bản thân theo những hướng lành mạnh và an toàn. Cách nuôi dạy trẻ hướng nội này có thể được thực hiện thông qua các hình thức nghệ thuật, viết sáng tạo, viết nhật ký, tập yoga hoặc bất cứ điều gì khiến các bé thích thú.
Ngoài ra, mạng xã hội cũng là một phương tiện để có thể giúp trẻ hướng nội tự do suy nghĩ và thể hiện bản thân mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp với nhiều người.
5. Tôn trọng nhu cầu riêng tư của trẻ
Cha mẹ thường nghĩ rằng, khi làm bất cứ việc gì thì tất cả các thành viên phải thực hiện cùng nhau, nhưng điều này lại thành một sự khó khăn đối với trẻ hướng nội.
Cách tốt nhất để nuôi dạy trẻ hướng nội là cha mẹ hãy lên kế hoạch cho một số hoạt động riêng mà bạn và con có thể thực hiện cùng nhau. Ngoài ra, bạn cần cho phép con mình có một chút không gian riêng tư và yên tĩnh vì những đứa trẻ hướng nội sẽ nạp lại năng lượng thông qua việc ở một mình và cần thời gian yên tĩnh để xử lý những gì bé quan sát được.
6. Khuyến khích trẻ theo đuổi niềm đam mê
Nếu bạn nuôi dạy trẻ hướng nội bằng cách ép trẻ tham gia vào các câu lạc bộ mà các em không thích thì điều này có thể gây phản tác dụng. Thay vào đó, bạn hãy trò chuyện với trẻ để tìm hiểu sở thích của bé là gì, từ đó có thể tạo điều kiện giúp trẻ theo đuổi đam mê.
Trẻ hướng nội có thể không tự tin và cảm thấy mình không có các kỹ năng xã hội phù hợp để tham gia vào các hoạt động nhóm. Vì vậy để nuôi dạy trẻ hướng nội thì bạn cần nâng cao kỹ năng của bé bằng cách dạy cho trẻ những câu giao tiếp đơn giản và cách tương tác với mọi người xung quanh.
Bạn cần lưu ý rằng, trẻ thường không muốn chia sẻ hoạt động riêng tư với bố mẹ hay bất kỳ ai và trẻ hướng nội sẽ càng cô lập hơn thế nữa. Những đứa trẻ hướng nội thường dành toàn bộ thời gian cô lập bản thân để nạp năng lượng và nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài, con của bạn rất dễ bị trầm cảm, cô đơn, bị tổn thương lòng tự trọng.
7. Dạy trẻ tự tin cá tính và tài năng của mình
Trong các hoạt động, những đứa trẻ hướng ngoại thường sẽ nổi bật và chiếm ưu thế hơn, điều này có thể khiến trẻ hướng nội cảm thấy bị bỏ rơi. Để nuôi dạy trẻ hướng nội tốt hơn, bạn cần khuyến khích trí thông minh của trẻ và dạy trẻ nên tự tin vào cá tính và tài năng độc đáo của mình.
Bạn cũng có thể cho bé biết, những tính cách ở trẻ hướng nội như: khả năng lắng nghe, quan sát, tập trung, tốt bụng,… được mọi người rất yêu thích và ai cũng muốn sở hữu. Bạn có thể đưa ra một vài ví dụ về những người nổi tiếng có tính cách hướng nội để có thể noi theo.
8. Dạy trẻ cách thể hiện cảm xúc của bản thân
Dạy trẻ cách thể hiện cảm xúc của bản thân là một trong những cách nuôi dạy trẻ hướng nội tốt nhất.
Trẻ em có tính cách hướng nội có thể sẽ gặp trở ngại lớn khi phải thể hiện cảm xúc với những người khác. Nếu bé cảm thấy khó khăn khi phải chia sẻ cảm xúc của mình với mọi người, thì bạn cần khuyến khích các em thể hiện cảm xúc mình vào những dòng nhật ký, hát, múa hay vẽ tranh,….
9. Dạy trẻ cách bảo vệ bản thân
Khi nuôi dạy trẻ hướng nội, bạn cần phải chỉ bảo các bé cách bảo vệ bản thân trước những người xung quanh và dạy bé những kỹ năng thoát hiểm cần thiết. Điều này sẽ giúp bé tránh được các tình trạng bạo lực học đường, bị đùa giỡn, bị áp lực từ bạn bè và nhiều hành vi tiêu cực khác.
Cha mẹ nuôi dạy trẻ hướng nội có thể dạy con mình nói to lên hoặc nói “không” khi bị những đứa trẻ khác lấy đồ chơi. Nếu con bạn bị bắt nạt hoặc đối xử bất công ở trường, hãy khuyến khích trẻ nói chuyện với bạn để tìm ra những vấn đề mà bé gặp phải.
10. Trẻ có thể có ít bạn bè
Bạn bè không phải là yếu tố quan trọng để quyết định sự thành công trong tương lai của con bạn. Nếu trẻ cảm thấy không thoải mái khi giao tiếp với nhiều người, thì bạn hãy khuyến khích bé chỉ cần chơi với người mà bé yêu thích là được. Điều quan trọng khi nuôi dạy trẻ hướng nội là bé không cần nhiều bạn mà chỉ cần một hoặc hai người bạn tốt để chơi và chia sẻ niềm vui buồn cùng nhau.
Người hướng nội thường tìm kiếm chiều sâu trong các mối quan hệ, chứ không phải chiều rộng. Họ chỉ cần một nhóm bạn nhỏ, thân thiết và thường không quan tâm đến sự chú ý của mọi người.
11. Giới thiệu cho trẻ những người bạn mới
Trẻ có tính cách hướng nội thường cảm thấy choáng ngợp hoặc lo lắng nếu ở trong môi trường có nhiều người mới.
Nếu bạn dẫn con mình đi tham gia một sự kiện bất ngờ, bé không thể nhanh nhẹn và chủ động trò chuyện với những đứa trẻ khác. Để trẻ có thể thoải mái trong một môi trường mới, tốt nhất bạn hãy bàn luận trước với con bạn về buổi sự kiện diễn ra như thế nào, có gì ở đó, có những ai, bé cảm thấy thế nào và con có thể giao thể giao tiếp như thế nào để bắt đầu cuộc trò chuyện.
Nếu con bạn cảm thấy lo lắng khi bắt đầu vào một năm học mới, bạn có thể đến lớp học của bé để giới thiệu bé với giáo viên, phòng tắm, phòng ăn trưa và tủ đựng đồ của con trước ngày đầu tiên đến lớp.
12. Trò chuyện với giáo viên của trẻ
Các giáo viên thường coi những đứa trẻ có tính cách hướng nội là nhút nhát, chậm chạp và thụ động. Tuy nhiên, nếu bạn nói trước với giáo viên của con mình về tính cách bé, thì họ sẽ có cách để hỗ trợ nuôi dạy trẻ hướng nội tốt hơn.
Bên cạnh đó, việc nói tính cách hướng nội của con bạn với giáo viên cũng sẽ giúp họ biết cách diễn giải hành vi của con bạn. Một số giáo viên lầm tưởng rằng những đứa trẻ hướng nội không phát biểu nhiều trong lớp là do bé không quan tâm hoặc không chú ý đến bài học. Trong học tập những đứa trẻ hướng nội có thể khá chú ý trong lớp, nhưng bé thường thích lắng nghe và quan sát hơn là tham gia tích cực vào xây dựng bài học.
Ngoài ra, nếu giáo viên biết về tính hướng nội của con bạn, họ sẽ có thể nhẹ nhàng giúp trẻ định hướng những việc như tương tác với bạn bè, tham gia làm việc nhóm hoặc thuyết trình trong lớp.
13. Luôn đánh giá cao những nỗ lực của trẻ
Nếu bạn thấy trẻ chủ động và mạnh dạn nói chuyện với một người lạ, thì hãy đánh giá cao điều đó và khuyến khích trẻ thực hiện hành động này thường xuyên hơn. Bạn hãy cho trẻ biết, bạn đã rất vui về những gì mà con đã làm, điều này có thể khuyến khích và tiếp thêm động lực cho bé để ngày càng thực hiện tốt hơn.
14. Tạm dừng giao tiếp xã hội nếu trẻ thấy mệt mỏi
Trong khi những người hướng ngoại cảm thấy tràn đầy năng lượng khi được giao tiếp với mọi người, thì những người hướng nội có thể cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi. Lúc này trẻ có thể xin phép bạn rồi đến một nơi yên tĩnh hơn như: trong phòng, phòng tắm hoặc bên ngoài. Vì vậy khi nuôi dạy trẻ hướng nội bạn cần phải chú ý để biết dấu hiệu mệt mỏi của con, giúp bé được nghỉ ngơi kịp thời.
15. Giúp trẻ có cảm giác luôn được lắng nghe
Khi nuôi dạy trẻ hướng nội bạn cần phải lắng nghe và đặt câu hỏi để thu hút bé. Nếu một đứa trẻ hướng nội đang hỏi bạn vấn đề gì đó, thì có lẽ bé đã phải mất khá nhiều thời gian để có thể lấy hết can đảm làm điều này. Chính vì thế, nếu trẻ có thắc mắc, thì cha mẹ nuôi dạy trẻ hướng nội hãy lắng nghe các bạn nhỏ này nhé!
16. Hiểu rằng trẻ sẽ không yêu cầu giúp đỡ nên ba mẹ cần quan sát để có thể giúp đỡ đúng lúc
Người hướng nội có xu hướng nội tâm hóa các vấn đề. Con bạn có thể sẽ không bao giờ nói với bạn về các khó khăn, vấn đề mà bé đang gặp phải ở trường hoặc với người bạn, mặc dù trẻ rất mong muốn có được sự hướng dẫn từ bạn.
Các em bé hướng nội thường không thích nhờ vả bất cứ ai và thường sẽ tự giải quyết các vấn đề của mình. Là cha mẹ, bạn nên có sự hỗ trợ đúng lúc và cần thiết khi trẻ cần. Tuy nhiên, đừng ép buộc trẻ phải nói nếu bé không muốn chia sẻ, thay vào đó hãy cho các em một chút thời gian.
Trẻ hướng nội rất thích được ở một mình, nhưng điều đó không có nghĩa là bé không cần bất cứ ai. Trẻ sẽ thường chọn những người mà bé có thể tin tưởng để cởi mở và trò chuyện sâu sắc, ý nghĩa. Đứa trẻ hướng nội có thể sẽ thích có một hoặc hai người bạn thân hơn là làm lớp trưởng và được bao quanh bởi nhiều người quen. Nếu bạn nhận thấy rằng con của bạn im lặng một cách bất thường, có vẻ cô đơn và thậm chí không gặp bạn thân của bé, thì lúc này hãy nhẹ nhàng hỏi trẻ xem mọi chuyện có ổn không.
17. Không chê trẻ nhút nhát
Nếu một đứa trẻ hướng nội nghe thấy từ “nhút nhát” quá nhiều lần, điều này có thể khiến bé tin rằng sự khó chịu của mình đối với mọi người là một đặc điểm cố định và đây không phải là cảm giác mà trẻ có thể học cách kiểm soát. Hơn nữa, khi nuôi dạy trẻ hướng nội mà bạn cứ nói bé nhút nhát thì càng khiến bé trầm lặng và tổn thương nghiêm trọng.
18. Đừng yêu cầu trẻ im lặng khi bé đang nói
Bạn có thể ngạc nhiên khi trẻ hướng nội thường không thích nói nhiều. Nhưng im lặng không có nghĩa là trẻ không có gì để nói, chỉ qua các bé không biết cách nói ra cảm xúc của mình và nói với ai. Trên thực tế, sâu bên trong các bé là một đầu óc năng động và rất ham học hỏi. Nếu trong một cuộc trò chuyện bạn nói trẻ cần phải im lặng thì điều này như đang giết chết tinh thần và cảm xúc của bé.
19. Không bắt ép trẻ vượt khỏi vùng an toàn
Cha mẹ luôn muốn mang đến điều tốt nhất cho con cái của mình nên thường có xu hướng giúp những đứa con có tính cách hướng nội bước ra khỏi vùng an toàn. Đôi khi cha mẹ đẩy con cái vượt quá giới hạn và gây áp lực cho bé, khiến trẻ phải làm những việc khiến bản thân không thoải mái.
Mỗi đứa trẻ sẽ có những tính cách và lối suy nghĩ, tư duy khác nhau. Nếu con bạn là người hướng nội, thì đừng mong con vui vẻ tiếp cận người lạ hoặc trở thành lãnh đạo của một nhóm người. Đồng thời, cha mẹ nuôi dạy trẻ hướng nội cũng đừng gây áp lực bằng cách buộc bé phải đi dự các buổi tiệc, chơi với nhiều đứa trẻ hoặc đi giao lưu đến mức kiệt sức.
20. Chú ý về hành vi của trẻ
Những đứa trẻ hướng nội đôi khi không thể bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình, vì bé thường phải suy nghĩ rất nhiều về một vấn đề nào đó trước khi chia sẻ với bất kỳ ai khác. Là cha mẹ nuôi dạy trẻ hướng nội, bạn cần phải chú ý đến những thay đổi mà trong hành vi của con mình. Vì trẻ hướng nội sẽ không có đủ can đảm để lên tiếng với bạn và bộ não non nớt của bé có thể không hiểu chính xác điều gì đang xảy ra.
21. Không so sánh trẻ với những trẻ em khác
Không ai thích bị so sánh với người khác, điều này sẽ không tốt cho bất cứ ai kể cả trẻ em hay người lớn. Đối với những đứa trẻ hướng nội, điều này còn tồi tệ hơn rất nhiều, vì các bé có thể phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến giá trị bản thân và liên tục bị nói (hoặc được gợi ý) rằng bản thân các bé không giỏi bằng những đứa trẻ khác.
Khi nuôi dạy trẻ hướng nội hãy nhớ rằng, những đứa trẻ cần rất nhiều can đảm để thể hiện cảm xúc dưới mọi hình thức như: lời nói, hành động,…. So sánh trẻ hướng nội với những đứa trẻ khác sẽ giống như dồn bé vào một góc, điều này có thể khiến các em chui sâu hơn vào vỏ bọc của mình và không bao giờ muốn thoát ra ngoài.
22. Đừng nói trẻ có phản ứng thái quá
Người hướng nội có xu hướng coi trọng tất cả mọi thứ ngay cả những điều nhỏ nhặt nhất. Khi một đứa trẻ hướng nội bị tổn thương hay khó chịu bởi điều gì đó, bé sẽ có xu hướng muốn nhốt mình vào phòng, trốn vào một góc hoặc vùi mặt vào gối khóc.
Đối với trẻ hướng nội mọi thứ đều quan trọng, ngay cả những điều mà người khác thường bỏ qua. Trẻ sẽ để mắt đến các chi tiết và có thể bị tổn thương bởi những điều hay lời nói thông thường. Bạn cần cho những đứa trẻ hướng nội biết rằng cảm xúc của bé là bình thường chứ không phải phản ứng thái quá.
7 lưu ý khi nuôi dạy trẻ hướng nội
Để nuôi dạy trẻ hướng nội được tốt và hiệu quả hơn thì trong quá trình dạy dỗ bạn cần chú ý một số điều sau đây:
- Phải tôn trọng về thời gian khi trẻ muốn ở một mình.
- Nên cho trẻ tham gia vào các hoạt động nhóm và những nơi đông người từ sớm để bé có thể mạnh dạn, tự tin hơn.
- Luôn hỏi ý kiến và nói chuyện với trẻ trước khi bạn đưa ra một định nào đó liên quan đến các em.
- Phải cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ, vì đây là nhu cầu tối thiểu của trẻ em.
- Đừng hối thúc trẻ phải kết bạn với nhiều người.
- Trong các cuộc trò chuyện đừng bao giờ ngắt lời của trẻ.
- Không nên trách móc hay phàn nàn trẻ trước mặt đám đông, vì điều này có thể làm bé bị tổn thương trầm trọng.
Việc nuôi dạy trẻ hướng nội có thể khá khó khăn đối với cha mẹ, nhưng hy vọng rằng qua bài viết của chúng tôi bạn sẽ có những cách dạy con thật hiệu quả. Mỗi đứa trẻ đều sở hữu một tính cách đặc biệt và độc đáo duy nhất, nên bạn đừng ép bé trở thành một người mà bé không thích nhé.