Cách bảo quản áo dài được chia theo từng loại vải áo dài để giúp áo dài luôn trông như mới và duy trì độ bền lâu dài. Áo dài lụa, gấm và Satin được khuyến khích giặt tay, lúc giặt không được chà mạnh tay, không nên giặt bằng máy giặt để tránh màu sắc, chất liệu của vải kém đẹp đi. Áo dài nhung khi cất giữ trong tủ thì nên cho thêm gói chống ẩm hoặc long não, khi giặt thì nên giặt bằng nước giặt thiên nhiên, không được ngâm nước tẩy, khi phơi không được để trực tiếp dưới ánh mặt trời và khi ủi nên dùng bàn ủi hơi nước.
Trong bài viết dưới đây, CleaniS sẽ giới thiệu đến các bạn các cách bảo quản áo dài lụa, cách bảo quản áo dài nhung, cũng như những cách bảo quản áo dài hiệu quả nhé!
Nội Dung Bài Viết
Áo dài là gì?
Áo dài là một loại trang phục được cách tân từ Áo ngũ thân lập lĩnh (loại trang phục truyền thống Việt Nam từ năm 1744) theo hướng Tây hóa. Chính vì vậy, áo dài còn được gọi với một cái tên khác là áo tân thời.
Chúa Nguyễn Phúc Khoát được xem là người có công đã sáng chế ra chiếc áo ngũ thân (tiền thân của áo dài). Ông là vị vua thứ 8 của chính quyền Đàng Trong trong lịch sử tại Việt Nam. Còn người đã có công định hình áo dài như ngày nay là họa sĩ Nguyễn Cát Tường (bút danh Lemur), một người họa sĩ người Việt Nam.
Các chất liệu để làm áo dài
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều chất liệu vải được sử dụng để may áo dài và mỗi loại vải sẽ đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Những loại vải may áo dài học sinh phổ biến hiện nay là vải voan, vải lụa, vải gấm, vải phi bóng và vải ren.
Vải voan
Vải voan là loại vải được dùng để may áo dài ưa chuộng nhất hiện nay. Loại vải này có bề mặt mềm mại và mỏng manh, sẽ tạo nên sự đằm thắm, thướt tha cho các bộ trang phục áo dài. Đối với lứa tuổi học sinh, vải voan là chất liệu có giá cả phải chăng, rất thích hợp để may áo dài.
- Ưu điểm: Vải voan được làm từ các loại sợi khác nhau, có bề mặt mềm mại và sẽ tạo cảm giác thoải mái cho người mặc. Áo dài voan giúp người mặc toát lên được vẻ đẹp thanh thoát và tinh khôi.
- Nhược điểm: Vì vải voan khá mỏng nên khi may áo dài bạn cần phải lót thêm một lớp áo nữa để không bị lộ. Ngoài ra, loại vải này có giá khá rẻ nên bạn sẽ dễ mua phải hàng kém chất lượng. Do đó, khi lựa chọn mua vải voan bạn cần phải cẩn thận và đi đến các địa điểm mua bán vải uy tín.
Vải lụa
Một loại vải khác ngoài vải voan được lựa chọn may áo dài phổ biến hiện nay là vải lụa. Những loại vải lụa thường được sử dụng để may áo dài học sinh là lụa Hàn, lụa Nhật và lụa Thái Tuấn,…. Mỗi loại vải sẽ có những đặc điểm vượt trội riêng, nhưng nhìn chung các loại vải lụa này đều có nguồn gốc từ thiên nhiên. Khi may áo dài bằng vải lụa áo sẽ có độ bóng và độ sáng rất tự nhiên.
- Ưu điểm: Loại vải này có tính thẩm mỹ cao, độ bóng, độ sáng và độ mềm mại tốt. Ngoài ra, vải lụa còn là loại vải có khả năng thấm hút và giúp thoáng khí tốt. Loại vải này khi sử dụng rất an toàn cho da và bảo vệ da khỏi tác động của bề mặt vải.
- Nhược điểm: Vải lụa rất dễ nhăn, vì vậy khi sử dụng bạn cần phải lưu ý. Bên cạnh đó, giá của vải lụa cũng khá cao so với các loại vải khác.
Vải gấm
Vải gấm là loại vải được thêu dệt các hoa văn trên bề mặt vải, góp phần tạo nên nét đẹp riêng cho chất liệu này. Loại vải này cũng được dệt bằng các sợi vải khác nhau giống như lụa. Tuy nhiên, loại gấm đẹp sẽ được dệt từ lụa và loại gấm muốn có độ bền cao sẽ được dệt từ các sợi Polyester.
- Ưu điểm: Đây là loại vải có độ dày vừa phải nên khi may áo dài học sinh. Loại vải gấm mang đến một vẻ đẹp rất độc lạ khi các họa tiết và hoa văn được dệt trực tiếp trên vải, mà không cần thêu. Vải gấm rất đa dạng về mẫu và bề mặt của vải cũng rất phong phú về họa tiết, hoa văn, vì vậy mọi người có thể dễ dàng lựa chọn.
- Nhược điểm: Vì chất liệu này khá dày dặn nên khi mặc vào mùa hè sẽ mang lại cảm giác nóng bức cho bạn. Loại vải này không có khả năng thấm hút và thoáng khí tốt như vải lụa. Ngoài ra, các hoa văn trên vải gấm khá lớn nên khi lựa chọn vải bạn cần phải cẩn thận, tốt nhất là bạn nên lấy vải gấm trơn nếu không trông bạn sẽ già đi vài tuổi đấy!
Vải phi bóng
Vải phi bóng là loại vải có chất liệu mềm mại và bóng loáng. Đây là loại vải được dệt từng lớp một, mặt vải có nhiều sợi được dệt ngang và song song với nhau. Khi có ánh sáng chiếu vào vải phi bóng, chúng sẽ xuất hiện hiện tượng phản quang.
- Ưu điểm: Loại vải này có tính thẩm mỹ cao, rất thích hợp để sử dụng may áo dài cho học sinh nữ. Vải phi bóng có thể được thiết kế áo dài với nhiều mẫu mã khác nhau. Đây là chất vải khó nhăn, vậy nên bạn sẽ không phải ủi thường xuyên.
- Nhược điểm: Vải phi bóng đa phần được làm từ các sợi Polyester nên khả năng thấm hút mồ hôi không tốt và đôi khi chúng sẽ gây ra cảm giác bí bách cho người mặc.
Vải ren
Đây là loại vải được dệt theo nhiều phương pháp khác nhau. Hoa văn được dệt trên vải ren rất đa dạng và phong phú, vì vậy loại vải này được rất nhiều bạn trẻ yêu thích.
- Ưu điểm: Loại vải này khá nhẹ, thoáng có nhiều họa tiết, hoa văn và người dùng có thể thoải mái lựa chọn.
- Nhược điểm: Vải ren có thể khiến người bị mặc phản cảm trong mắt người khác khi lộ nhiều phần ở cơ thể ra ngoài. Ngoài ra, loại vải này mỏng, dễ xước và rách nên bạn cần phải cẩn thận khi sử dụng áo dài được làm từ vải ren.
Cách bảo quản áo dài với từng loại vải
Cách bảo quản áo dài lụa
Để cách bảo quản áo dài lụa được thực hiện hiệu quả nhất thì chúng ta nên dựa vào nhược điểm của chúng:
- Khi phơi áo dài lụa bạn nên phơi ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp để vải lụa không bị ngả màu.
- Khi thực hiện cách giặt áo dài lụa bạn nên giặt bằng tay thay vì giặt bằng máy, để tránh áo bị xước và nhàu.
- Khi giặt nên sử dụng xà phòng hoặc nước giặt chiết xuất tự nhiên và vò áo nhẹ nhàng để loại bỏ được vết bẩn. Tránh chà mạnh hay sử dụng các hóa chất tẩy rửa để giặt áo dài vì điều này sẽ khiến chất lượng của vải bị giảm.
- Nếu muốn ủi áo dài lụa nhanh phẳng, bạn nên sử dụng một tấm vải ẩm để lên bề mặt áo trước khi ủi, nước trong tấm vải ẩm sẽ làm mềm vải và sắp xếp lại cấu trúc của sợi vải.
- Cách bảo quản áo dài lụa tốt nhất là khi bạn không sử dụng chúng trong một thời gian dài hãy bảo quản áo trong túi giấy. Điều này không những sẽ giúp cho áo dài của bạn được mềm mại, không bám bụi mà còn đảm bảo giữ gìn chất liệu lụa tơ tằm một cách tốt nhất.
Cách bảo quản áo dài nhung
Nếu bạn muốn thực hiện cách bảo quản áo dài nhung tốt nhất thì hãy lưu ý một số điều sau đây:
- Khi bảo quản áo dài nhung trong tủ quần áo thì hãy cho thêm gói chống ẩm hoặc long não kèm theo.
- Nên để trống một khoảng cách giữa các áo dài với nhau khi treo trong tủ.
- Để cách bảo quản áo dài đạt hiệu quả cao hơn, thỉnh thoảng bạn nên lấy chúng ra treo ở nơi thoáng mát để tránh áo bị ẩm và giữ được độ bền màu của áo dài nhung.
4 tip bảo quản áo dài hiệu quả
Ngoài cách bảo quản áo dài nhung và cách bảo quản áo dài lụa chi tiết ở trên, bạn cũng nên tham khảo một 4 tip bảo quản áo dài hiệu quả khác sau đây:
- Bạn hãy treo áo dài lên móc và bỏ vào tủ khi không sử dụng để tránh áo bị bám bụi.
- Nếu chiếc tủ của bạn quá nhỏ không đủ để treo chiếc áo dài lên thì bạn hãy gấp gọn chúng vào và để vào tủ.
- Không nên để các vật nặng đè lên áo dài, vì các vật này có thể tạo nên các nếp gấp sẽ khiến vải bị hư hỏng nặng.
- Khi thực hiện cách bảo quản áo dài thì bạn không được bỏ áo dài vào bao ni lông, vì điều này sẽ khiến áo bị ố vàng và xỉn màu.
Cách bảo quản áo dài học sinh khi giặt
- Khi giặt áo dài bạn nên sử dụng nước giặt chiết xuất thiên nhiên hoặc xà phòng nhẹ để không làm ảnh hưởng đến áo.
- Tuyệt đối không được sử dụng thuốc tẩy để ngâm với áo dài, vì điều này có thể khiến áo dài của bạn hỏng ngay lập tức.
- Để thực hiện các cách bảo quản áo dài học sinh đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên giặt riêng áo dài với các quần áo khác để tránh bị loang màu.
- Điều quan trọng không kém trong cách bảo quản áo dài là bạn nên thực hiện cách giặt áo dài đúng cách nhé!
Cách bảo quản áo dài khi phơi
- Khi phơi áo dài không được phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, vì điều này sẽ khiến áo bị phai màu, khô và cứng.
- Chỉ cần treo áo lên móc để áo róc nước rồi khô chứ không nên vắt kiệt nước, vì điều này sẽ khiến áo bị nhăn và cứng.
Cách bảo quản áo dài khi ủi
- Ngoài việc phải thực hiện cách giặt áo dài đúng thì bạn cũng nên thực hiện cách ủi áo dài đúng cách để cho cách bảo quản áo dài được hiệu quả nhất.
- Khi ủi áo muốn công việc được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả thì bạn nên sử dụng bàn ủi hơi nước để ủi áo.
- Tốt nhất nên ủi áo dài khi áo ẩm để các nếp nhăn được được ủi phẳng dễ dàng hơn.
- Vì vải dùng may áo dài thường rất mỏng nên khi ủi áo bạn nên chọn nhiệt độ thấp để ủi, điều này sẽ giúp áo dài của bạn không bị cháy.
Ở bài viết trên là những cách bảo quản áo dài vô cùng hữu ích để áo dài luôn được bền đẹp và như mới. Hy vọng với những cách bảo quản áo dài đúng cách này bạn sẽ áp dụng để áo dài của bạn sẽ sử dụng được lâu dài hơn.