5 Kỹ năng thoát hiểm cho trẻ cần được dạy hướng dẫn từ bé bao gồm:
- Kỹ năng thoát khỏi các trường hợp hỏa hoạn
- Kỹ năng phòng tránh kẻ đột nhập
- Kỹ năng thoát khỏi sự hỗn loạn
- Kỹ năng không tiếp xúc với người lạ
- Kỹ năng thoát hiểm khi kẹt trên xe ô tô
Nội Dung Bài Viết
Kỹ năng thoát hiểm cho trẻ là gì?
Kỹ năng thoát hiểm cho trẻ là một trong những kỹ năng sống giúp các bé biết cách giữ bình tĩnh và thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm nhanh chóng. Đồng thời, kỹ năng này còn giúp bé trau dồi được nhiều kiến thức hữu ích và hình thành tư duy logic cũng như bản năng sinh tồn qua năm tháng.
5 kỹ năng thoát hiểm cho trẻ trong cuộc sống
Các kỹ năng thoát hiểm cho trẻ nếu được hướng dẫn từ sớm sẽ giúp trẻ có được phản xạ và sự bình tĩnh khi xảy ra tình huống không may. Mỗi tình huống đều cần các cách xử lý khác nhau dù là bé ở với người lớn hay ở một mình. Và trong bất kì trường hợp nào, nên hướng dẫn bé học thuộc số điện thoại của ba hoặc mẹ để bé có thể liên lạc ngay với ba mẹ khi thuận tiện nhất.
1. Kỹ năng giúp trẻ thoát hiểm trong trường hợp hỏa hoạn
Để thoát khỏi hỏa hoạn nhanh nhất, các bé cần có sự bình tĩnh và thực hiện đúng các phương pháp, kỹ năng thoát hiểm cho trẻ trong việc xử lý các tình huống xảy ra. Quan trọng nhất, bé cần giữ tư thế cúi thấp người mỗi khi di chuyển ra khỏi nơi hỏa hoạn, nhằm tránh hít phải khói độc trên cao.
Ba mẹ có thể hướng dẫn bé bò dưới sàn nếu lượng khói quá nhiều, tránh gây ngạt và giúp chạy thoát nhanh hơn. Để tránh trường hợp hít phải một lượng khói lớn, ba mẹ chỉ bé sử dụng khăn thấm nước che kín miệng và mũi, giúp thanh lọc không khí khi hít thở, giữ được sự tỉnh táo để nhanh chóng thoát ra khỏi nơi nguy hiểm.
Ngoài ra, các bé cũng có thể sử dụng mền hoặc một chiếc khăn lớn nhúng nước và trùm lên người để an toàn chạy thoát khỏi đám lửa, tránh lửa cháy vào trang phục hoặc gây bỏng da. Sau đó di chuyển nhanh chóng ra phía lối thoát an toàn như cửa, cầu thang… Tuy nhiên, để các bé nhanh chóng tiếp thu được các kiến thức này, ba mẹ có thể hướng dẫn các bé rõ hơn thông qua 11 kỹ năng thoát hiểm cho trẻ trong trường hợp hỏa hoạn như sau:
- Kỹ năng 1: Nếu trẻ gặp phải tình huống hỏa hoạn cùng người lớn, các bé cần giữ được sự bình tĩnh, lắng nghe và làm theo sự chỉ dẫn về những kỹ năng thoát hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, điều này yêu cầu người lớn cần phải nắm được các kỹ năng thoát hiểm cần thiết.
- Kỹ năng 2: Trong trường hợp bé ở nhà một mình, ba mẹ nên hướng dẫn bé ghi nhớ những lối thoát khi có các tình huống khẩn cấp như: cửa trước, cửa sau hoặc buồng thang bộ. Điều này giúp các bé có thể chạy thoát càng nhanh càng tốt và gây chú ý với mọi người xung quanh. Ba mẹ nên dặn bé không được chần chừ, nán lại để tìm đồ đạc hoặc cố gắng mang theo đồ ra ngoài, tránh để lửa lan nhanh hơn và khó thoát ra ngoài.
- Kỹ năng 3: Trường hợp hỏa hoạn xảy ra trong phòng đã bị khóa cửa, trẻ cần phải giữ được sự bình tĩnh và kêu gọi sự giúp đỡ từ người lớn hoặc liên lạc ngay cho đội cứu hỏa để được giúp đỡ.
- Kỹ năng 4: Trường hợp hỏa hoạn ở nhà cao tầng, ba mẹ cần hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm cho trẻ cần thiết như báo động mọi người xung quanh, sau đó nhanh chóng di chuyển ra khỏi nơi nguy hiểm cùng người lớn. Lưu ý, các bé cần sử dụng khăn nhúng nước bịt mũi và miệng khi di chuyển, tránh bị ngạt thở do hít phải khói độc.
- Kỹ năng 5: Nếu hỏa hoạn xảy ra trong chung cư, ba mẹ nên hướng dẫn trẻ di chuyển ra khỏi cửa căn hộ, chạy dọc theo hành lang đến lối thoát hiểm bằng cầu thang bộ. Lưu ý, chỉ nên chạy xuống dưới nếu phía dưới không có khói bốc lên và không nên di chuyển lên trên lầu. Kỹ năng thoát hiểm cho trẻ này sẽ giúp các bé tránh bị nhiễm khói độc.
- Kỹ năng 6: Nếu phát hiện khói ở phía dưới cầu thang hoặc cửa buồng ngay vị trí bé đang đứng, nên tìm kiếm những vị trí cầu thang bộ khác xung quanh. Trong trường hợp tất cả cầu thang đều có khói, ba mẹ nên hướng dẫn bé trở về căn hộ của mình và liên lạc cho đội cứu hỏa ngay lập tức để thông báo vị trí, số phòng bé đang ở. Ngay sau đó, sử dụng khăn nhúng nước để che kín các lỗ hỏng ở cửa, tránh khói bay vào phòng và tiến ra ban công để hô hoán, cầu cứu mọi người.
- Kỹ năng 7: Nếu lửa cháy vào quần áo, trẻ nên giữ bình tĩnh và ngưng chuyển động, sau đó nằm xuống, che mặt và lăn qua, lăn lại để dập tắt lửa. Đây chính là kỹ năng thoát hiểm cho trẻ cực kỳ hiệu quả. Ba mẹ cần dặn trẻ không nên hốt hoảng hoặc bỏ chạy, sẽ làm lửa bùng lên thêm, gây ảnh hưởng xấu đến trẻ. Lưu ý, tránh nhảy vào hồ bơi, bể chứa nước gần đó, do lửa có thể làm sôi nước, gây bỏng da bé.
- Kỹ năng 8: Trường hợp gia đình có trang bị đầy đủ các bình chữa cháy mini thì ba mẹ nên hướng dẫn trẻ các cách sử dụng để chữa đám lửa nhỏ trong nhà, đảm bảo trẻ có đủ khả năng nhận thức và điều chỉnh hành vi của bản thân tốt nhất.
- Kỹ năng 9: Ngoài những tư thế cúi người, dùng khăn ướt che mũi và miệng thì ba mẹ cũng nên hướng dẫn bé cách men theo đường tường để tìm lối ra nhanh nhất trong hỏa hoạn.
- Kỹ năng 10: Không nên lựa chọn sử dụng thang máy để thoát khỏi hỏa hoạn, do nguồn điện có thể được ngắt khẩn cấp trong các tình huống nguy hiểm và đây cũng là một trong những kỹ năng thoát hiểm cho trẻ đặc biệt cần lưu ý.
- Kỹ năng 11: Nếu trẻ bị mắc kẹt trong phòng kín không thể thoát ra, hãy hướng dẫn trẻ lấy khăn ướt bịt chặt khác khe cửa, sau đó nhúng khăn ướt để che miệng, mũi và chui xuống gầm giường, nằm sát xuống sàn nhà chính là kỹ năng thoát hiểm cho trẻ hiệu quả. Bởi vì gầm giường là nơi những người lính cứu hỏa sẽ để mắt đến đầu tiên khi tìm kiếm những người bị kẹt lại trong hỏa hoạn.
2. Kỹ năng phòng tránh kẻ đột nhập
Phòng tránh kẻ đột nhập là một trong các kỹ năng thoát hiểm cho trẻ rất cần thiết.
- Trường hợp 1: Nếu các bé có cảm giác đã có một ai đó đột nhập vào nhà của mình sau khi trẻ mới đi ra ngoài về, cha mẹ cần nhắc nhở trẻ không nên vào nhà, tránh trường hợp nguy hiểm xảy ra. Trẻ nên tìm cách chạy ra ngoài càng nhanh càng tốt, sau đó tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người lớn xung quanh hoặc gọi điện ngay cho cảnh sát để được hỗ trợ.
- Trường hợp 2: Nếu nghe thấy tiếng động lạ ngay khi đang ở nhà, các bé cần tiến hành kiểm tra ổ khóa và các cánh cửa ngay lập tức, sau đó khóa chặt cửa lại.
- Trường hợp 3: Kỹ năng thoát hiểm cho trẻ hiệu quả nhất trong trường hợp kẻ xấu đã tiến vào nhà và phát hiện ra các bé thì bé nên tỏ ra bình tĩnh, tạo sự hợp tác với tên trộm bằng cách ngồi yên, giả vờ chỉ dẫn để đánh lạc hướng kẻ xấu. Sau đó, tìm thời điểm thích hợp để chạy trốn vào căn phòng gần nhất hoặc chạy ra khỏi nhà ngay lập tức rồi hô to nhờ sự giúp đỡ của hàng xóm.
Lưu ý, ba mẹ cũng nên hướng dẫn các con không được mở cửa cho bất kỳ ai khi ba mẹ đi vắng.
3. Kỹ năng thoát khỏi đám đông hỗn loạn
Để có được kỹ năng thoát hiểm cho trẻ trong những đám đông hỗn loạn vì các sự cố bất ngờ nào đó, ba mẹ cần lưu ý dạy cho con trẻ các điều sau:
- Không chạy theo đám đông, tránh bị kẹt lại và không có cơ hội thoát ra khỏi nguy hiểm ngay.
- Quan sát mọi thứ xung quanh để tìm ra được vị trí thoát hiểm gần nhất và tìm cách di chuyển đến nơi đó nhanh chóng.
- Tìm kiếm nhân viên cứu hộ, ba mẹ hoặc những người tham gia sự kiện ở vị trí cao hơn bé để có sự giúp đỡ cũng là một kỹ năng thoát hiểm cho trẻ cực kỳ hữu ích.
- Trường hợp bị kẹt cứng trong đám đông, trẻ không nên đi ngược lại dòng người, tránh trường hợp bị tấn công hoặc giẫm đạp lên nhau. Thay vào đó, các bé nên di chuyển theo dòng người, dùng lực của người khác để đưa con đi, tìm kiếm cơ hội thoát hiểm nhanh chóng.
Tuy nhiên, ba mẹ cũng nên hạn chế đưa các bé đến những nơi quá đông người, tránh trẻ đi lạc hoặc phòng trường hợp xấu nhất xảy ra.
4. Kỹ năng đề phòng và tránh tiếp xúc với người lạ
Trẻ nhỏ luôn dễ bị thu hút bởi những người lạ mặt cho bé quà bánh, do vậy ba mẹ cần dạy trẻ cách nhận thức được môi trường xung quanh và biết cách phòng tránh những người lạ mặt.
Ba mẹ cũng có thể sử dụng những trò chơi sáng tạo hoặc truyện kể cho bé về những câu chuyện người lạ yêu cầu giúp đỡ, nhờ qua đường, cho quà, bánh… giúp bé hiểu rõ hơn về những hậu quả nguy hiểm khi tiếp xúc với người lạ. Điều này sẽ cung cấp các kỹ năng thoát hiểm cho trẻ hiệu quả, giúp bé hạn chế được sự tiếp xúc, trò chuyện hoặc nhận bất cứ thứ gì từ người lạ, tránh trường hợp bé bị dụ làm việc xấu hoặc bị bắt đi.
5. Kỹ năng thoát hiểm khi mắc kẹt trong ô tô
Hiện nay, kỹ năng thoát hiểm cho trẻ khi bị kẹt trên ô tô rất quan trọng nên ba mẹ cần hướng dẫn và lưu ý các bé những điều sau:
- Giữ bình tĩnh: Ba mẹ nên hướng dẫn bé giữ bình tĩnh, tránh la hét, hoảng sợ hoặc òa khóc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Thay vào đó, các bé nên suy nghĩ tìm cách thoát ra và báo hiệu cho mọi người xung quanh biết tình huống đang xảy ra.
- Mở cửa xe: Xe ô tô thường có thể mở được cửa từ bên trong ngay vị trí ghế lái. Do vậy, ba mẹ nên dành một ít thời gian để hướng dẫn các con cách bật lẫy, giúp mở cửa trong các tình huống khẩn cấp.
- Sử dụng còi xe để ra tín hiệu: Còi xe ô tô luôn hoạt động ngay cả khi không khởi động nên các bé có thể tiến đến vô lăng, tìm kiếm biểu tượng còi xe và ấn liên tục, tạo ra âm thanh gây sự chú ý cho mọi người xung quanh.
- Phá kính xe: Trong các trường hợp bất khả kháng, phá kính xe chính là kỹ năng thoát hiểm cho trẻ hiệu quả nhất. Ba mẹ có thể dạy trẻ sử dụng những đồ vật xung quanh để phá vỡ cửa kính xe, tìm cách thoát ra ngoài nhanh chóng.
- Trang bị thiết bị liên lạc: Ba mẹ nên dạy trẻ cách sử dụng các thiết bị liên lạc để tìm kiếm sự giúp đỡ nhanh chóng bằng gọi trực tiếp cho ba, mẹ hoặc các số điện thoại khẩn cấp như cảnh sát, cứu thương khi gặp phải sự cố.
Hy vọng những chia sẻ của CleaniS về các kỹ năng thoát hiểm cho trẻ sẽ cung cấp được cho bạn những kiến thức hữu ích trong việc nuôi dạy trẻ.