[1]. Trò chơi trẻ em từ 0-6 tháng tuổi:
Mỉm cười
Tập thể dục
Lắc kêu
Với lấy
[2]. Trò chơi trẻ em từ 6-12 tháng tuổi:
Ú Òa
Trốn tìm
Xếp chồng
Bắt chước
Trong giai đoạn đầu đời của trẻ, đặc biệt trong giai đoạn từ 1 tuổi đến 3 tuổi là quãng thời gian mà trẻ phát triển mạnh mẽ về mặt ý thức – theo các nhà tâm lý học trên thế giới. Theo đó, từ 1 đến 3 tuổi, trẻ bắt đầu có những nhận thức về thế giới xung quanh, về bản thân và về mối quan hệ giữa bản thân với thế giới xung quanh. Trẻ bắt đầu biết phân biệt giữa mình và người khác, biết phân biệt giữa cái “tôi” và cái “không phải là tôi”. Trẻ cũng bắt đầu biết suy nghĩ, đánh giá và đưa ra quyết định.
Xem thêm: 23 kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần thiết trong cuộc sống
Chính vì vậy, để giúp sự phát triển ý thức ở trẻ phát triển một cách toàn diện, chúng ta không chỉ nên bắt đầu chơi đùa với trẻ khi trẻ đã có ý thức, mà hãy bắt đầu từ khi trẻ dưới 1 tuổi bằng những trò chơi đơn giản. Trong bài viết này, CleaniS sẽ mách bạn 8 trò chơi trẻ em đơn giản để kích thích não bộ và giác quan cho trẻ dưới 1 tuổi.
Nội Dung Bài Viết
Trò chơi trẻ em cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi
-
Mỉm cười:
Trẻ có thể biết cười từ lúc 2 tháng tuổi. Đây sẽ là thời điểm thích hợp để chơi trò này. Đơn giản, bạn chỉ cần mỉm cười hoặc làm một số hành động, khuôn mặt hoặc thậm chí một vài tiếng động vui nhộn để trẻ dần cảm nhận và cười. Lưu ý: không nên làm quá lố sẽ dễ dẫn đến tâm lý không tốt cho trẻ.
-
Tập thể dục:
Khi bạn thay tã cho bé, bạn có thể kết hợp một vào động tác thể dục cho bé như “vươn vai”, “đạp xe đạp”,… kết hợp với đó là một vài những hành động vui nhộn hoặc một bài hát. Chắc chắn trẻ sẽ có tâm trạng rất tốt.
-
Lắc kêu:
Lấy một vài món đồ chơi phát ra âm thanh vui tai như lục lạc hoặc thậm chí là một viên bi nhỏ bỏ vào lọ rồi lắc chúng lên. Các âm thanh và hành động này sẽ khiến trẻ để ý và hình thành dần ý thức. Lưu ý: không đưa các đồ vật này cho trẻ.
-
Với lấy:
Trong khoảng thời gian 3-6 tháng, bé sẽ biết lật và bò. Trong khoảng thời gian này, để kích thích não bộ và cơ bắp cho trẻ, bạn có thể đặt một vài món đồ chơi vui nhộn hoặc đủ màu sắc trước mặt bé để kích thích bé bò đến và với lấy hoặc gạt đổ. Trò này rất tốt cho sự cứng cáp của trẻ.
Trò chơi trẻ em cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi
-
Ú Òa:
Đây là một trong những trò chơi cho trẻ hầu như ai cũng biết. Tất cả những gì bạn cần làm là che mắt hoặc khuôn mặt của bạn và nói ú òa – đồng thời mở 2 tay ra. Em bé của bạn sẽ cười khúc khích như thể đó là điều tuyệt vời nhất trên trái đất. Và bạn có thể thay đổi trò chơi theo nhiều cách khác nhau: ví dụ: sau khi thay tã cho trẻ, bạn có thể chơi trò ú òa qua chân trẻ, hoặc bạn có thể trốn và sau đó che mặt mình bằng một mảnh quần áo, hoặc có thể bạn có thể kéo những khuôn mặt khác nhau và tạo ra những âm thanh vui nhộn mỗi khi bạn lộ mặt.
-
Trốn tìm:
Cũng tương tự như trò Ù Òa, bạn hãy thử trốn sau cánh cửa, một bức tường hoặc rèm cửa, một tấm chăn,… để nấp phía sau và nhanh chóng lộ diện trước bé của bạn. Bé sẽ rất ngạc nhiên và thích thú đấy!
-
Xếp chồng:
Lấy một số hộp giấy rỗng, sạch sẽ như hộp sữa, hộp bột, ngũ cốc —bất cứ thứ gì nhẹ và có hình chữ nhật đều có thể sử dụng như một món đồ chơi thú vị, có thể xếp chồng lên nhau. Hãy cùng bé xây một tòa tháp hoặc một pháo đài và sau đó để bé phá bỏ tất cả – đồng thời hãy tạo ra một vài biểu cảm thú vị. Em bé của bạn sẽ vô cùng thích thú.
-
Bắt chước:
Đây là trò chơi rất quan trọng cho trẻ. Học cách bắt chước là một trong những bước đầu tiên hướng tới trò chơi giàu trí tưởng tượng. Khoảng thời gian này, bé sẽ rất dễ theo dõi và bắt chước theo các hành động của bạn dù chỉ là các hành động nhỏ nhất như nhăn mặt, xòe tay, nháy mắt,… Tất cả những điều này là theo bản năng của trẻ. Vì vậy hãy biến bản năng này thành thói quen cho trẻ.
Thực hiện những động tác đơn giản như vỗ đùi, đặt tay lên đầu, thổi phồng má,… Hãy sáng tạo một bài hát vui nhộn phù hợp với hành động của bạn và trẻ cũng sẽ học được từ mới. Ngoài ra, bạn có thể hướng dẫn trẻ làm một số việc đơn giản như: cất đồ chơi sau khi chơi, cho và nhận đồ vật,… Từ đó trẻ sẽ có những phản xạ rất tốt cho sự phát triển sau này.
Sự phát triển ý thức của trẻ chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố chính, bao gồm:
- Yếu tố di truyền: Một số trẻ có khả năng phát triển ý thức sớm hơn những trẻ khác.
- Yếu tố môi trường: Môi trường sống và giáo dục của trẻ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ý thức của trẻ.
Vì vậy, cha mẹ cần tạo cho trẻ một môi trường sống vui vẻ, lành mạnh và an toàn. 8 trò chơi trẻ em trên đây là 8 trò chơi đơn giản mà ai cũng có thể làm được. Hãy luôn giành thời gian trò chuyện và tương nhiều hơn với trẻ để giúp trẻ hiểu được thế giới xung quanh và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và cảm xúc.