Áo dạ bị co sau khi giặt là do thực hiện cách giặt sai cách, ngâm áo trong nước quá lâu, không kiểm tra độ co giãn, sấy áo ở nhiệt độ cao hoặc hàm lượng chất xơ có trong vải. Tuy nhiên, bạn có thể khôi phục áo dạ bị co bằng cách ngâm trực tiếp áo vào nước cùng tinh chất dầu gội hoặc dầu xả tóc của em bé trong vòng 30 phút, để sợi vải được làm giãn ra. Sau đó lấy áo ra khỏi nước xà phòng, vắt nhẹ và định hình bằng khăn khô.
Bài viết dưới đây, CleaniS sẽ hướng dẫn bạn chi tiết các bước xử lý áo dạ bị co sau khi giặt một cách đơn giản và hiệu quả tại nhà.
Nội Dung Bài Viết
4 nguyên nhân làm cho áo dạ bị co sau khi giặt
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng áo dạ bị co sau khi giặt, làm hư hỏng kiểu dáng, màu sắc và độ bền của chiếc áo bạn yêu thích.
Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục được tình trạng này bằng cách tìm ra các nguyên nhân cụ thể như:
Giặt áo dạ sai cách
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến áo dạ bị co sau khi giặt chính là giặt áo dạ sai cách. Một số loại áo dạ có thể được giặt bằng máy giặt nhưng cũng có một số loại áo dạ phải giặt bằng tay để bảo quản áo tốt nhất.
Bạn nên thực hiện cách giặt áo dạ đúng cách theo các ký hiệu hướng dẫn giặt trên áo, để tránh làm hư hỏng kiểu dáng, màu sắc và độ bền của áo.
Ngâm áo dạ trong nước nóng
Ngâm áo trong nước nóng là phương pháp được nhiều người áp dụng để loại bỏ các vết bẩn bám trên áo dạ một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, nếu bạn ngâm áo dạ vào trong nước có nhiệt độ quá cao trong thời gian dài sẽ khiến các sợi vải bị co lại và dẫn đến tình trạng áo dạ bị co sau khi giặt.
Kiểm tra độ co của áo dạ
Để đảm bảo áo dạ của bạn không bị co lại sau khi giặt, bạn nên tiến hành kiểm tra độ co của áo dạ bằng cách xịt một ít nước lên một vùng nhỏ của áo dạ. Nếu khu vực này bị co lại, bạn nên lựa chọn phương pháp giặt khô cho áo dạ của mình.
Sấy áo dạ ở nhiệt độ cao
Áo dạ là trang phục không thích hợp được vệ sinh ở nhiệt độ cao. Do vậy, bạn không nên sử dụng nhiệt độ cao khi sấy áo dạ.
Cách tốt nhất để áo dạ không bị co lại sau khi giặt là bạn nên phơi khô áo tự nhiên ở những nơi có bóng râm thoáng mát, hạn chế ánh nắng mặt trời.
Hàm lượng chất xơ trong áo dạ
Một số loại áo dạ được làm từ sợi tự nhiên như len và bông, có khả năng co lại hơn những loại áo dạ khác. Các sợi len được bao phủ bởi các vảy, khi tiếp xúc với nhiệt độ quá cao hoặc quá ẩm sẽ xảy ra tình trạng vảy đan xen vào nhau, làm cho vải áo dạ bị co lại, được gọi là co rút nỉ.
Ngoài ra, chất liệu bông và len đều có thể hấp thụ khá nhiều nước, làm cho áo bị co lại ngoài ý muốn.
Chuẩn bị dụng cụ để xử lý áo dạ bị co sau khi giặt
Để có thể thực hiện cách xử lý áo dạ một cách thuận lợi và tốt nhất, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ sau:
- Bồn hoặc xô nước lớn
- Dầu gội đầu em bé hoặc dầu xả tóc dịu nhẹ
- 2 chiếc khăn hút ẩm
- Nước sạch, có nhiệt độ ấm vừa
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ trên, bạn có thể tiến hành xử lý áo dạ bị co sau khi giặt đơn giản tại nhà.
7 bước thực hiện cách xử lý áo dạ bị co sau khi giặt
1. Đổ đầy nước ấm vào bồn hoặc xô lớn
Tiến hành cho trực tiếp nước ấm vào bồn hoặc xô lớn, trước khi xử lý áo dạ bị co.
Bạn nên sử dụng nước ngâm áo dạ có nhiệt độ phòng hoặc ấm hơn một chút. Không được sử dụng nước có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, sẽ làm co rút áo dạ hơn.
2. Hòa tan hỗn hợp nước cùng tinh chất dầu gội hoặc dầu xả tóc của em bé
Bắt đầu hòa tan hỗn hợp dầu gội hoặc dầu xả tóc của em bé vào bồn nước ấm theo tỷ lệ 1:1, có nghĩa là 1 lít nước ấm thì sử dụng 1 thìa canh dầu gội hoặc dầu xả tóc của em bé.
Các tinh chất có trong dầu gội hoặc dầu xả tóc của em bé có thể làm giãn các sợi vải bị co rút của áo dạ một cách hiệu quả.
3. Ngâm áo dạ trong hỗn hợp nước xà phòng
Tiến hành ngâm áo dạ trong hỗn hợp nước xà phòng khoảng 30 phút. Lưu ý, không để áo dạ ngập hẳn trong nước.
4. Tiến hành lấy áo ra khỏi bồn nước
Sau khi đã chờ đợi xong, bạn lấy áo dạ ra khỏi bồn nước xà phòng. Tiến hành vò nhẹ nhàng và vắt phần nước còn đọng trong áo dạ.
Lưu ý, không nên xoắn mạnh áo dạ, làm hư hỏng kiểu dáng và giảm tuổi thọ áo.
5. Định hình kiểu dáng áo
Sau khi đã vắt áo xong, bạn bắt đầu định hình lại áo dạ trên bề mặt phẳng. Sử dụng khăn lông mềm, có khả năng hút ẩm tốt, trải lên bề mặt phẳng và đặt chiếc áo dạ của mình lên khăn.
6. Cuộn tròn áo dạ bằng khăn
Sau khi đã định hình áo chắc chắn trên bề mặt khăn, bạn tiến hành cuộn từ từ khăn và áo dạ trong khăn một cách nhẹ nhàng, rồi đợi trong khoảng 10 phút. Việc này giúp cho nước còn đọng bên trong áo dạ sẽ được ngấm vào khăn hoàn toàn.
Nếu bạn thực hiện đúng cách, khi áo được lấy ra khỏi khăn sẽ có trạng thái ẩm nhưng không còn ướt và đọng nước.
7. Phơi khô áo dạ trên bề mặt phẳng
Cuối cùng, bạn tiến hành kéo giãn áo dạ và dụng vật giữ căng áo cố định trong một vài phút. Đây là cách xử lý áo dạ bị co hoàn toàn hiệu quả. Sau đó, phơi khô áo tự nhiên bằng cách cho áo dạ nằm lên một chiếc khăn lông mềm khác, được đặt trên bề mặt phẳng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước xả vải sau khi lấy áo ra khỏi bề mặt nước, giúp làm mềm áo dạ, giữ hương thơm lâu hơn mang đến cảm giác thoải mái cho người mặc.
Bạn nên lựa chọn các sản phẩm nước xả vải có khả năng làm mềm vải, giữ nếp và ổn định cấu trúc vải áo dạ như ban đầu.
5 lưu ý khi xử lý áo dạ bị co sau khi giặt
Để đảm bảo áo dạ của bạn luôn có tình trạng như mới và không bị co sau khi giặt, bạn nên lưu ý các điều sau:
- Không sử dụng máy sấy và nước có nhiệt độ quá cao để ngâm hoặc giặt áo dạ.
- Không nên phơi áo dạ trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, sẽ làm phai màu hoặc hư hỏng kiểu dáng áo.
- Không nên phơi áo bằng móc sau khi giặt, trọng lượng của áo dạ khi ướt có thể sẽ làm giãn hoặc hư hỏng kiểu dáng trang phục mùa đông của bạn.
- Bạn nên lặp đi lặp lại cách xử lý áo dạ bị co sau giặt cho đến khi áo được khôi phục về trạng thái mà bạn mong muốn.
- Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh, có nồng độ cao khi tiến hành giặt hoặc xử lý áo dạ bị co, sẽ làm hư hỏng màu sắc, kiểu dáng và độ bền của áo.
Hy vọng, những chia sẻ trên của CleaniS về cách xử lý áo dạ bị co sau khi giặt sẽ được bạn cân nhắc và áp dụng để phục hồi chiếc áo yêu thích của mình trở về tình trạng như mới.