Cách giặt áo dạ sử dụng phương pháp giặt máy, giặt tay, giặt khô hoặc giặt lần đầu tiên bắt buộc phải dùng nước lạnh và dùng các loại nước giặt, bột giặt dịu nhẹ, không có chất tẩy rửa cao, giúp hạn chế bị xù lông và mất độ ẩm. Nước giặt quá nóng sẽ làm áo bị co hoặc mất form. Cần lưu ý tuân theo hướng dẫn giặt ủi trên nhãn hướng dẫn trước khi tiến hành giặt.
Bài viết dưới đây, CleaniS sẽ hướng dẫn bạn các bước thực hiện chi tiết cách giặt áo dạ đúng cách đơn giản và hiệu quả tại nhà.
Nội Dung Bài Viết
Áo dạ là gì?
Áo dạ là trang phục có độ mềm mại, làm bằng vải dệt có nguồn gốc từ các sợi thiên nhiên như lông của một số loài động vật, sợi bông… Ngày nay, trang phục này còn được dệt từ bông và sợi nhân tạo như polyester.
Áo dạ có đặc điểm giữ nhiệt rất tốt, do chất liệu dày và được tạo ra bằng cách nén ép các sợi thật chặt vào nhau tạo thành tấm vải rộng.
Cách giặt áo dạ đúng cách: đọc ký hiệu trên nhãn dán của áo dạ
Tương tự như các cách giặt áo len, giặt áo vest, giặt áo dài và giặt áo da… Cách giặt áo dạ đúng cách chính là làm sạch các vết bẩn bám trên áo mà không làm hư hỏng kiểu dáng, màu sắc hoặc tuổi thọ của áo.
Tuy nhiên, bạn cần có các cách giặt riêng biệt cho áo dạ bằng các phương pháp giặt tay, giặt máy hoặc giặt khô để giúp áo luôn được duy trì vẻ đẹp như mới.
Các ký hiệu có trên nhãn dán của áo dạ sẽ cung cấp các thông tin quan trọng trong việc lựa chọn cách giặt áo dạ cho bạn.
Do vậy, bạn nên đọc kỹ các ký hiệu có trên áo dạ để đưa ra lựa chọn đúng đắn khi thực hiện các cách giặt áo dạ nhằm kéo dài tuổi thọ và kiểu dáng cho áo.
4 cách giặt áo dạ tại nhà
1. Cách giặt áo dạ bằng máy giặt
Cách giặt áo dạ bằng máy giặt là phương pháp được ưa chuộng nhiều nhất do đặc tính tiện lợi mà phương pháp này mang lại.
Dụng cụ cần để thực hiện cách giặt áo dạ đúng cách bằng máy giặt:
- Máy giặt
- Túi giặt áo chuyên dụng
- Nước giặt áo dạ
- Khăn lông mềm
5 bước thực hiện cách giặt áo dạ bằng máy giặt:
- Bước 1: Tiến hành cài khuy, cúc áo của trang phục. Sau đó cho áo vào túi giặt chuyên dụng để tránh làm hư hỏng chất liệu và kiểu dáng áo dạ và đặt vào trong máy giặt.
- Bước 2: Sử dụng nước giặt chuyên dụng dành cho máy giặt và cài đặt chế độ quay chậm, nhẹ nhàng để áo không bị hư hỏng. Lưu ý, bạn nên hòa tan và tạo bọt nước giặt bên ngoài trước khi cho vào máy.
- Bước 3: Sau khi máy giặt xong, bạn cẩn thận lấy túi đựng áo dạ ra bên ngoài bằng hai tay, tránh làm giãn kiểu dáng áo dạ.
- Bước 4: Tiến hành trải áo lên một tấm khăn lông có kích thước lớn và khả năng hút ẩm cao. Sau đó, cuộn tròn khăn và áo vài lần để làm ráo nước còn đọng bên trong áo dạ.
- Bước 5: Cuối cùng, bạn phơi khô áo dạ ở nơi có bóng râm thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
2. Cách giặt áo dạ bằng tay
Giặt tay là phương pháp được khuyến khích lựa chọn nhiều nhất khi thực hiện giặt áo dạ tại nhà. Phương pháp này được xem như sự chăm sóc đặc biệt và hợp lý trong việc vệ sinh áo dạ.
Dụng cụ cần để thực hiện cách giặt áo dạ đúng cách bằng tay:
- 2 thau nước
- Nước giặt áo dạ
- Vòi sen hoặc vòi xịt nước
- Khăn lông mềm
8 bước thực hiện cách giặt áo dạ bằng tay
- Bước 1: Đổ trực tiếp nước có nhiệt độ phòng hoặc ấm vừa vào hai thau. Sau đó, tiến hành ngâm áo dạ vào thau nước.
- Bước 2: Cho một lượng nước giặt vừa đủ vào thau nước còn lại và tiến hành pha loãng hỗn hợp nước xà phòng.
- Bước 3: Lấy áo dạ ra khỏi thau nước sạch, vắt nhẹ và đặt vào thau chứa hỗn hợp nước xà phòng. Tiếp tục ngâm trong khoảng 5-10 phút để xà phòng phát huy tác dụng loại bỏ các vết bẩn bám trên áo dạ.
- Bước 4: Nếu các vết bẩn cứng đầu còn bám trên áo dạ, bạn tiến hành vò nhẹ nhàng các vết bẩn bằng tay để làm sạch áo dạ hoàn toàn. Lưu ý, không vò quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải để làm sạch áo dạ.
- Bước 5: Sau khi đã làm sạch xong, bạn lấy áo dạ ra khỏi thau nước xà phòng. Sử dụng vòi sen hoặc vòi phun nước có lực vừa đủ để xả sạch nước giặt còn bám trên áo dạ.
- Bước 6: Dùng tay ấn nhẹ nhàng vào áo để loại bỏ nước còn đọng bên trong áo dạ.
- Bước 7: Đặt áo dạ trên khăn lông mềm có kích thước lớn và khả năng hút ẩm cao. Sau đó, cuộn tròn khăn và áo lại giúp loại bỏ hoàn toàn phần nước thừa còn bám trên áo dạ.
- Bước 8: Cuối cùng, bạn phơi khô áo dạ ở nơi có bóng râm thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Cách giặt này tốn nhiều thời gian và công sức nhưng mang lại kết quả cực kỳ cao. Phương pháp này còn giúp bạn kéo dài được tuổi thọ, màu sắc và kiểu dáng của áo dạ.
3. Cách giặt khô áo dạ đúng cách
Tương tự như cách giặt áo lông vũ, áo vest… Áo dạ là trang phục cũng được ưa chuộng sử dụng phương pháp giặt khô để loại bỏ các vết bẩn bám trên áo mà không cần dùng đến nước.
Dụng cụ cần để thực hiện cách giặt áo dạ đúng cách bằng phương pháp giặt khô:
- Cây lăn bụi
- 2 chiếc khăn lông mềm
- Bàn ủi
4 bước thực hiện cách giặt áo dạ đúng cách bằng phương pháp giặt khô:
- Bước 1: Dùng tay đập nhẹ hoặc sử dụng cây lăn bụi, lăn vào áo để loại bỏ đi các lớp bụi bẩn bám trên áo dạ.
- Bước 2: Trải khăn lông mềm có kích thước lớn lên bề mặt phẳng. Sau đó, đặt trực tiếp áo dạ lên bề mặt khăn.
- Bước 3: Tiến hành làm ẩm chiếc khăn còn lại và phủ lên bề mặt áo dạ cần làm sạch. Dùng bàn là ủi trực tiếp lên chiếc khăn lót trên bề mặt áo dạ. Cách này sẽ giúp nước bốc hơi mang theo bụi bẩn tích tụ trong áo bám vào khăn.
- Bước 4: Thực hiện liên tục cho đến khi áo dạ được làm sạch hoàn toàn. Cuối cùng, bạn tiến hành phơi khô áo tự nhiên ở nơi có bóng râm thoáng mát.
Lưu ý, nếu khăn đặt trên áo dạ bị dơ, bạn nên tiến hành xả lại khăn hoặc thay khăn mới trước khi tiếp tục ủi áo.
Ngoài ra, bạn có thể mang áo dạ đến những tiệm giặt khô uy tín để làm sạch áo dạ của mình một cách tốt nhất. Tuy nhiên, cách này sẽ tốn kém hơn so với cách giặt khô thủ công tại nhà.
4. Cách giặt áo dạ đúng cách trong lần đầu giặt
Áo dạ cần được giặt lần đầu sau khi mua đúng cách để giữ được độ bền, màu sắc và tuổi thọ áo lâu nhất có thể.
Dụng cụ cần để thực hiện cách giặt áo dạ đúng cách trong lần đầu giặt:
- Nước muối
- Giấm
- Phèn chua
2 cách thực hiện cách giặt áo dạ đúng cách trong lần đầu giặt:
- Cách 1: Bạn tiến hành giặt áo dạ tương tự như cách giặt áo dạ bằng tay. Tuy nhiên, thay thế hỗn hợp xà phòng bằng nước muối, giấm và phèn chua.
- Cách 2: Tiến hành đặt áo dạ vào túi ni lông kín và đặt vào ngăn đông tủ lạnh để qua đêm. Cách này sẽ loại bỏ đi mùi áo mới và bụi bẩn, vi khuẩn bám vào áo dạ.
Lưu ý, bạn nên dùng băng keo dán quanh miệng túi ni lông trước khi cho vào tủ lạnh.
6 mẹo thực hiện cách giặt áo dạ như mới
Nếu bạn không muốn tốn quá nhiều thời gian nhưng vẫn loại bỏ được những vết bẩn mới hoặc vết bẩn nhỏ bám trên áo dạ nhanh nhất bằng những mẹo sau đây.
1. Mẹo làm sạch vết máu trên áo dạ
3 bước thực hiện cách làm sạch vết máu dính trên áo dạ:
- Bước 1: Tiến hành pha trộn hỗn hợp bột mì và nước thành dạng sệt.
- Bước 2: Dùng vải sạch thấm đều hỗn hợp, sau đó chùi trực tiếp lên vết máu bám trên áo dạ.
- Bước 3: Cuối cùng, sử dụng nước xà phòng lau sạch áo dạ và đem phơi khô tự nhiên.
2. Mẹo làm sạch vết bẩn của trà, cà phê
3 bước thực hiện cách làm sạch áo dạ dính vết bẩn của trà, cà phê:
- Bước 1: Thấm bọt biển vào chất glycerin hoặc nước ấm.
- Bước 2: Tiến hành chà nhẹ nhàng bọt biển lên vết bẩn của trà bám trên áo dạ, cho đến khi áo được làm sạch hoàn toàn.
- Bước 3: Phơi khô áo tự nhiên ở nơi có bóng râm thoáng mát.
3. Mẹo làm sạch vết keo dính trên áo dạ
3 bước thực hiện cách làm sạch áo dạ dính keo:
- Bước 1: Thấm bọt biển trực tiếp vào cồn.
- Bước 2: Tiến hành chà nhẹ nhàng bọt biển lên vết keo dính bám trên áo dạ, cho đến khi áo được làm sạch hoàn toàn.
- Bước 3: Sau cùng, bạn phơi khô áo tự nhiên ở nơi có bóng râm thoáng mát.
4. Mẹo làm sạch vết I-ốt dính trên áo dạ
3 bước thực hiện cách làm sạch áo dạ dính I-ốt:
- Bước 1: Sử dụng khăn lông mềm được làm ẩm bằng nước mát.
- Bước 2: Dùng khăn ẩm chùi nhẹ nhàng vết I-ốt dính trên áo dạ, sau đó lau lại một lần nữa với khăn sạch được thấm cồn.
- Bước 3: Sau khi đã lau sạch vết bẩn trên áo, bạn tiến hành phơi khô áo tự nhiên ở nơi thoáng mát.
5. Mẹo làm sạch vết gỉ sét hằn trên áo dạ
3 bước thực hiện cách làm sạch áo dạ dính vết gỉ sét:
- Bước 1: Thấm trực tiếp bọt biển vào hỗn hợp Oxalic Axit và chùi nhẹ nhàng vết bẩn bám trên áo, cho đến khi vết bẩn biến mất hoàn toàn.
- Bước 2: Thấm miếng bọt biển vào dung dịch Amoniac, sau đó lau nhẹ nhàng lên áo dạ.
- Bước 3: Cuối cùng, bạn làm sạch áo dạ với nước lạnh và phơi khô tự nhiên.
6. Mẹo làm sạch vết son dính trên áo dạ
2 bước thực hiện cách làm sạch vết son dính trên áo dạ:
- Bước 1: Sử dụng miếng bánh mì gối có độ mềm và xốp, lau nhẹ nhàng lên các vết son dính trên áo dạ.
- Bước 2: Tiếp theo, dùng khăn ẩm lau lại khu vực bị bẩn trên áo dạ để áo được làm sạch hoàn toàn.
4 lưu ý khi thực hiện cách giặt áo dạ
- Không nên giặt áo dạ quá nhiều lần, sẽ làm hỏng chất liệu nỉ dạ của áo. Do trang phục này thường được sử dụng vào các mùa lạnh nên bạn chỉ cần giặt 1-3 lần trong năm, giúp áo có tuổi thọ lâu hơn.
- Bạn nên lựa chọn sản phẩm nước giặt dịu nhẹ khi giặt áo dạ. Tránh sử dụng các chất tẩy rửa có nồng độ cao, sẽ làm áo dạ bị xù lông, hư hỏng kiểu dáng, màu sắc.
- Chỉ nên sử dụng nước lạnh hoặc nước ấm có nhiệt độ vừa phải khi giặt áo dạ. Nếu sử dụng nước có nhiệt độ quá nóng sẽ gây ra tình trạng áo dạ bị co sau khi giặt, làm mất đi kiểu dáng trang phục của bạn.
- Không nên sử dụng máy giặt có lồng xoay, do lực xoay mạnh sẽ khiến áo dạ bị rách, nhắn nhúm hoặc xù lông.
Cách bảo quản áo dạ
Để áo dạ luôn có vẻ đẹp như mới, bạn cần bảo quản áo dạ bằng các cách sau:
- Bạn nên mặc áo len cổ lọ hoặc các loại áo cao cổ bên trong lớp áo dạ, giúp ngăn bớt mùi mồ hôi và bụi bẩn trên cơ thể bám vào áo dạ, gây khó khăn trong việc thực hiện cách giặt áo dạ đúng cách.
- Treo hoặc gấp gọn áo dạ vào tủ khi không sử dụng đến. Bạn có thể đặt thêm túi hút ẩm hoặc than hoạt tính, để ngăn chặn ẩm mốc và mùi hôi bám vào áo dạ.
- Khi mới mua áo dạ, bạn nên thực hiện cách giặt áo dạ lần đầu trước khi sử dụng trang phục, giúp áo kéo dài tuổi thọ, màu sắc và kiểu dáng được lâu nhất có thể.
Hy vọng những thông tin về cách giặt áo dạ đúng cách được chúng tôi chia sẻ trên sẽ được bạn cân nhắc và áp dụng, mang lại hiệu quả trong việc vệ sinh và bảo quản trang phục, giúp áo dạ của bạn luôn được bền đẹp như mới.