Cách giặt áo dài đúng sẽ duy trì độ bền, độ mềm mại và giặt bằng bằng tay với những cách khác nhau phù hợp với từng loại vải như: lụa, gấm, nhung, phi bóng hay Satin. Những loại vải làm áo dài thường mỏng, nhẹ nếu giặt với các hóa chất sẽ khiến áo bị sờn và nhanh cũ. Ngoài giặt áo dài bằng tay, bạn cũng có thể giặt áo dài bằng máy với chế độ giặt nhẹ và nước không được nóng quá 30 độ, đồng thời sử dụng túi giặt riêng cùng nước giặt dịu nhẹ.
Để biết được cách giặt áo dài cụ thể của từng loại vải trên thì trong bài viết dưới đây, CleaniS sẽ chia sẻ chi tiết cho các bạn cách giặt áo dài bền đẹp và đúng cách tại nhà nhé!
Nội Dung Bài Viết
Tại sao nên giặt áo dài bằng tay?
Áo dài là một loại trang phục truyền thống tự hào của người dân Việt Nam. Để tạo ra một chiếc áo dài duyên dáng, thướt tha, nữ tính cho người mặc thì các thợ may thường sử dụng những chất liệu vải mềm mại. Các loại vải này rất nhạy cảm, cần được giữ gìn cẩn thận. Vì vậy, khi thực hiện cách giặt áo dài bạn cần phải thật cẩn thận để chiếc áo được sử dụng bền lâu hơn.
Các loại vải được chọn để may áo dài thường rất dễ bị nhăn, vì vậy việc giặt bằng tay sẽ giúp cho áo dài luôn được thẳng nếp. Đồng thời, áo dài trắng rất dễ dính bẩn, nếu không thực hiện cách giặt áo dài đúng cách bằng tay sẽ rất khó loại bỏ vết bẩn. Đó là những lý do mà tại sao bạn nên giặt áo dài bằng tay.
Đọc ký hiệu trên nhãn bảo quản áo dài
Các ký hiệu ở nhãn của áo dài sẽ giúp cho bạn biết được những cách giặt áo dài của bạn có đang phù hợp với chất liệu vải hay không.
Các liệu vải áo dài như lụa, nhung, gấm,.. đều có những cách giặt khác nhau. Vì vậy, để áo dài sử dụng được bền, lâu và mới hơn thì trước khi thực hiện cách giặt áo dài bạn nên đọc hết những ký hiệu ghi trên áo.
Cách giặt áo dài bằng máy giặt
Nếu bạn quá bận rộn và không có thời gian để thực hiện cách giặt áo dài bằng tay, thì bạn có thể sử dụng máy giặt để làm công việc này nhé. Tuy nhiên việc giặt áo dài bằng máy giặt phải theo sát hướng dẫn trên nhãn bảo quản nếu có, để tránh hư hỏng áo dài.
Dưới đây sẽ là cách giặt áo dài chi tiết bằng máy mà bạn có thể áp dụng cho các loại áo dài phổ thông như giặt áo dài học sinh:
- Trước tiên, bạn cần phải kiểm tra xem áo dài của mình có bị phai màu không và đọc các kí hiệu trên nhãn để biết được áo dài của mình có được phép giặt bằng máy hay không.
- Tiếp theo, bạn cuộn áo dài lại cho vào một chiếc túi giặt riêng rồi bỏ vào lồng giặt.
- Sau đó, bạn cài chế độ giặt nhẹ (Delicate) hoặc giặt tay (Handwash) và sử dụng nhiệt độ thấp khoảng 30 độ C.
- Cuối cùng, bạn chỉ cần khởi động để máy tự động giặt là được.
Một lưu ý nhỏ khi bạn thực hiện cách giặt áo dài bằng máy giặt là bạn nên giặt áo chung với các đồ có màu hoặc chất liệu tương tự với áo. Không nên cho các quần áo có khóa kéo và có màu khác vào giặt chung với áo dài. Bởi vì điều này có thể khiến màu của áo bị biến đổi và khiến chất liệu của áo bị hỏng.
5 cách giặt áo dài học sinh bằng tay đúng cách với từng loại vải
1. Cách giặt áo dài lụa
Những chiếc áo dài được làm chất liệu lụa có thể mang lại sự mềm mại, thanh thoát, duyên dáng và thanh lịch cho nữ sinh. Để giữ cho áo dài luôn đẹp, mềm mại thì bạn cũng nên biết cách giặt áo dài lụa tơ tằm sao cho đúng để không bị rách và phai màu.
- Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một chậu nước ấm rồi đặt áo dài vào ngâm trong 5 phút. Nước ấm sẽ giúp bạn giặt sạch áo dài dễ dàng hơn mà không làm ảnh hưởng đến chất liệu vải.
- Tiếp theo, bạn giặt áo dài nhẹ nhàng với xà phòng chiết xuất tự nhiên để không làm ảnh hưởng đến màu sắc của áo.
- Tiến hành xả lại áo dài với nước sạch cho hết xà phòng và ngâm áo dài với nước xả vải để áo được mềm mại hơn.
- Cuối cùng, bạn mang chiếc áo treo lên móc và có thể dùng một chiếc khăn để thấm nước trên áo giúp áo nhanh khô hơn.
Một lưu ý nhỏ, bạn nên phơi áo dài ở những nơi thoáng mát và không nên phơi áo giữa trời nắng gắt sẽ khiến áo bị hư hỏng.
2. Cách giặt áo dài gấm
Ngoài việc sử dụng chất liệu lụa để may áo dài, thì người ta cũng có thể sử dụng vải gấm để tạo nên một chiếc áo dài duyên dáng. Khi thực hiện cách giặt áo dài học sinh bằng vải gấm bạn cũng nên hết sức cẩn thận và khéo léo. Vải gấm là loại vải dễ bị phai màu, nên trong trường hợp này tốt nhất bạn nên giặt áo với nhiệt độ nước là 30 độ C.
- Đầu tiên, bạn nên chuẩn bị nước ấm 30 độ C. Nếu khi bạn sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh, vải gấm sẽ rất dễ bị hỏng, bị co và mất đi độ bóng.
- Tiếp theo, thay vì sử dụng xà phòng để giặt áo dài giống như chất liệu lụa thì bạn nên sử dụng dầu gội để giặt áo dài gấm. Việc sử dụng dầu gội để giặt áo dài gấm sẽ giúp áo dài bền và đẹp hơn.
- Cuối cùng, khi phơi áo dài gấm, hãy lộn mặt trái ra phơi để áo không bị phai màu nhé!
3. Cách giặt áo dài nhung
Vải nhung cũng là một trong những chất liệu được sử dụng để những may áo dài sang trọng, quý phái. Tuy nhiên, khi áo dài nhung bị bẩn thì sẽ rất khó để làm sạch. Vì vậy, bạn cần phải thực hiện cách giặt áo dài nhung cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến chất liệu vải.
- Với cách giặt áo dài nhung bạn cần giặt với nước lạnh và ngâm áo dài trong bột giặt được hòa tan với nước.
- Khi ngâm áo dài với bột giặt bạn cũng nên chà nhẹ qua phần áo bị dơ, để việc giặt sạch được dễ dàng hơn.
- Khi giặt áo xong, bạn chỉ cần vắt nhẹ để loại bỏ bớt nước, rồi treo áo ngoài trời và để áo khô tự nhiên.
Lưu ý, không nên phơi áo dài nhung trực tiếp dưới ánh mặt trời hoặc dùng bàn ủi với nhiệt độ cao để ủi áo dài nhung. Nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến các sợi vải.
Ngoài ra, khi không mặc áo dài nhung trong một thời gian dài, bạn bên cất vào tủ và kèm theo gói chống ẩm để áo không bị mốc. Đồng thời, thỉnh thoảng nên lấy áo dài ra phơi để áo luôn thơm tho. Đặc biệt, khi thực hiện cách giặt áo dài nhung, bạn không nên giặt bằng máy mà chỉ nên giặt bằng tay, để tránh áo bị hỏng và bạc màu.
4. Cách giặt áo dài phi bóng
Vải phi bóng là chất liệu thường được sử dụng để may các bộ trang phục áo dài tại các trường trung học phổ thông. Đối với loại vải phi bóng thì cách giặt áo dài sẽ dễ dàng hơn một chút so với các loại vải khác, nhưng điều này không có nghĩa là bạn không cần chú ý khi giặt chúng.
- Trước tiên, bạn ngâm áo dài phi bóng với bột giặt hoặc xà phòng được chiết xuất từ thiên nhiên đã được pha với nước.
- Sau đó, bạn chỉ cần giặt áo dài bằng tay nhẹ nhàng và xả với nước sạch cho hết xà phòng.
- Tiếp đến, để cho áo luôn giữ được độ bóng và mềm mại, bạn nên ngâm với nước xả vải chiết xuất từ thiên nhiên trong vòng 5 phút.
- Cuối cùng, bạn chỉ cần lấy áo treo lên móc và phơi ở nơi thoáng mát là xong.
Bộ trang phục áo dài bằng phi bóng luôn mang lại sự sang trọng và trẻ trung cho người mặc, nhưng loại chất liệu này rất dễ xước và khả năng thấm hút mồ hôi khá kém. Vì vậy, khi giặt loại áo này bạn nên giặt bằng tay thay vì giặt bằng máy để tránh gây hỏng áo dài.
5. Cách giặt áo dài Satin
Để biết cách giặt áo dài Satin đúng cách thì bạn nên thực hiện theo các bước sau đây:
- Đầu tiên, bạn pha nước ấm với xà phòng để ngâm áo dài.
- Sau đó, trong lúc giặt áo dài. bạn không nên vò mạnh hoặc vắt để không làm nhăn áo.
- Cuối cùng, xả áo với nước sạch cho hết xà phòng và treo áo lên móc vuốt cho thẳng ra rồi đem đi phơi khô ở nơi thoáng mát.
Khi mới mua áo dài Satin về, để giảm sự phai màu của áo bạn nên bỏ thêm một ít muối vào nước giặt lần đầu.
9 lưu ý khi thực hiện cách giặt áo dài
Để việc thực hiện cách giặt áo dài được hiệu quả hơn thì bạn nên lưu ý những điều sau:
- Bạn nên giặt áo dài vào thời điểm ngay sau khi mặc áo xong, vì nếu để lâu các vết bẩn sẽ dính chặt vào áo khiến cho công việc làm sạch trở nên phức tạp hơn. Đồng thời, việc làm sạch các vết bẩn cứng đầu để lâu ngày sẽ khiến cho sợi vải dễ bị bào mòn và giảm độ bền.
- Đối với các loại áo dài tơ lụa, cách giặt áo dài sẽ khó khăn hơn so với các loại vải khác. Vì vậy, thực hiện cách giặt áo dài lụa càng sớm thì các vết bẩn càng dễ làm sạch và độ bền, màu sắc của áo cũng sẽ giữ được lâu.
- Để màu áo không bị phai thì khi tẩy các vết ố vàng, bạn không nên sử dụng nước cốt chanh, giấm hoặc các dung dịch tẩy rửa mạnh.
- Nếu giặt bằng máy giặt, bạn nên sử dụng loại nước giặt có chiết xuất tự nhiên hoặc các loại bột giặt có độ axit thấp.
- Áo dài được may từ các chất liệu như gấm và Satin thường được khuyến khích nên giặt bằng tay thay vì giặt bằng máy, để tránh chất liệu và màu sắc của vải.
- Không vắt, xoắn áo dài khi giặt. Điều này sẽ làm cho áo dài mất đi form dáng và sự mềm mại vốn có.
- Nên thực hiện cách bảo quản áo dài đúng cách để không gây khó chịu cho người mặc và không làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của áo.
- Không nên dùng thuốc tẩy để thực hiện cách giặt áo dài vì loại thuốc này có thể làm mài mòn các sợi vải và gây hỏng áo dài của bạn.
- Khi giặt bằng máy giặt, nên chọn chế độ giặt nhẹ nhất, cuộn áo dài lại cho vào túi giặt trước khi giặt. Điều này sẽ giúp áo được giặt sạch, giữ nếp, tăng độ bền và tránh được áo bị chà xát với những món đồ khác.
Lưu ý khi phơi áo dài
- Khi phơi áo dài bạn nên lựa chọn những ngày nắng, để áo nhanh khô không bị ẩm và không gây ra những mùi khó chịu.
- Nên phơi áo ở những nơi thoáng mát vì khi phơi dưới ánh mặt trời trực tiếp các sợi vải sẽ trở nên khô cứng.
- Để áo dài luôn được mềm mại và êm ái thì trước khi phơi bạn nên ngâm với nước xả vải có chiết xuất từ thiên nhiên.
- Nếu muốn áo dài lâu bị phai màu, không mất đi độ bóng thì nên hạn chế phơi áo dài ở những nơi có nhiệt độ cao.
Lưu ý khi ủi áo dài
Khi ủi áo bạn cần thực hiện cách ủi áo dài đúng cách như sau:
- Nên ủi áo khi áo còn ẩm để khi ủi các nếp nhăn sẽ dễ phẳng ra hơn, còn nếu khi vải đã khô bạn có thể sử dụng bàn ủi hơi nước hoặc bình xịt nước để xịt nước tạo cho vải áo ẩm trước khi ủi.
- Trước khi ủi, bạn nên lột mặt trái của áo dài ra rồi mới tiến hành ủi.
- Trong trường hợp, nếu chất liệu của chiếc áo dài của bạn không được ủi trực tiếp lên vải, thì bạn có thể đặt một mảnh vải ẩm lên trên bề mặt áo trước khi ủi.
- Nên tìm hiểu nhiệt độ phù hợp để ủi áo dài, để tránh gây hư hỏng cho áo.
Ở bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ cho bạn các thông tin chi tiết về cách giặt áo dài. Hy vọng rằng đây là những thông tin hữu ích giúp bạn có cách giặt áo dài đúng cách và áo sẽ luôn bền đẹp như mới.