Cách khắc phục áo len bị giãn đơn giản nhất là ngâm trực tiếp áo len hoặc phần bị co vào nước ấm nhiệt độ từ 60 đến 80 độ C trong khoảng một đến hai tiếng đồng hồ, để áo nở ra. Sau đó, mang áo len đã được phục hồi ra trải phẳng để phơi khô. Lưu ý tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Bài viết dưới đây, CleaniS sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục áo len bị giãn đơn giản và hiệu quả, có thể tự thực hiện tại nhà.
Nội Dung Bài Viết
Cách khắc phục áo len bị giãn đúng cách quan trọng như thế nào?
Cách khắc phục áo len bị giãn đúng cách vô cùng quan trọng vì giúp áo len trở về hình dáng ban đầu bằng cách xử lý áo len bị co giãn theo từng bộ phận hay toàn bộ chiếc áo len.
Việc này có thể được tiến hành đơn giản tại nhà, giúp bạn bảo quản và duy trì vẻ đẹp của loại trang phục này một cách dễ dàng.
Nguyên nhân gây ra tình trạng giãn áo len
Áo len sau khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc được phơi khô bằng móc, sẽ xảy ra tình trạng bị sờn xước sợi vải, chảy dão gây biến dạng hoặc co rút áo len. Nếu bạn có tần suất giặt áo len quá thường xuyên sẽ làm cho sự liên kết giữa các sợi len bị giảm xuống, gây ra tình trạng giãn áo len.
Ngoài ra, nếu bạn có thói quen kéo căng áo len khi mặc cũng có thể gây ra tình trạng hư hỏng kiểu dáng hoặc giãn áo.
5 cách khắc phục áo len bị giãn đơn giản, hiệu quả
1. Cách khắc phục áo len bị giãn bằng máy giặt
Cách làm áo len co lại bằng máy giặt là phương pháp được nhiều người áp dụng để khôi phục lại hình dạng ban đầu của loại trang phục này.
Để xử lý áo len bị co giãn, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu:
- Túi vải giặt đồ chuyên dụng
- Nước giặt áo len không cần xả
- Máy giặt cửa trên
- Khăn hút ẩm
5 bước thực hiện cách khắc phục áo len bị giãn bằng máy giặt:
- Bước 1: Đặt áo len vào trong túi vải giặt đồ chuyên dụng và cho vào máy giặt cùng với hỗn hợp nước ấm hòa tan cùng nước giặt dành riêng cho đồ len sợi.
- Bước 2: Điều chỉnh mực nước ngập qua túi vải và cho máy giặt chạy với tóc độ chậm trong vòng 30s. Sau đó, tiến hành ngâm áo len trong khoảng nửa giờ đồng hồ.
- Bước 3: Chuyển máy sang chế độ vắt, cho máy chạy trong khoảng 1 phút để loại bỏ hoàn toàn nước bám trên áo len.
- Bước 4: Sau khi máy giặt đã loại bỏ nước khỏi áo len, bạn lấy túi giặt ra khỏi lồng máy bằng cách nắm chặt túi vải giặt, tránh cho túi vải bị trùng xuống làm áo len giãn ra.
- Bước 5: Đặt một chiếc khăn to có khả năng thấm hút tốt lên mặt phẳng rộng và cho áo len lên trên khăn. Để áo khô tự nhiên trong khoảng 2 ngày, tránh làm nhăn, giãn hoặc hư hỏng kiểu dáng áo len.
Lưu ý, bạn nên điều chỉnh hình dáng và kích thước của áo len một cách nhẹ nhàng và cẩn thận trước khi phơi khô tự nhiên, tránh làm nhăn vải áo. Ngoài ra, bạn có thể thay khăn lót dưới áo len thường xuyên nếu khăn quá ướt.
2. Cách khắc phục áo len bị giãn bằng tay
Cách làm áo len không bị giãn bằng tay là phương pháp thay thế tốt nhất cho cách khắc phục áo len bị giãn bằng máy giặt.
Bạn chỉ cần có các nguyên liệu sau:
- Nước ấm
- Nước giặt chuyên dụng cho đồ len
- Khăn hút ẩm
4 bước thực hiện cách khắc phục áo len bị giãn bằng tay:
- Bước 1: Cho đầy nước ấm vào bồn rửa mặt cùng với một lượng nước giặt áo len chuyên dụng. Sau đó ngâm trực tiếp áo len vào bồn trong khoảng 30 phút.
- Bước 2: Tháo nút xả nước bồn rửa mặt ra để nước thoát hết rồi dùng tay đè nhẹ nhàng áo xuống bề mặt bồn để loại bỏ nước bám trong áo.
- Bước 3: Dùng khăn có tính năng thấm hút tốt quấn vào áo len và bóp nhẹ để loại bỏ nước. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng vỏ gối để loại bỏ nước thừa bằng cách cho áo len vào trong vỏ gối và quay một vài vòng.
- Bước 4: Cuối cùng, bạn phơi áo khô tự nhiên bằng cách đặt áo lên bề mặt khăn hút ẩm trong khoảng 2 ngày ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
3. Cách làm áo len không bị giãn ở từng bộ phận
Đôi khi, áo len của bạn không bị giãn toàn bộ mà chỉ bị ở một vài phần của áo như cổ tay, cổ áo… Bạn có thể dễ dàng khắc phục áo len bị giãn với các nguyên liệu sau:
- Bình xịt nước.
- Nước ấm.
- Nước giặt áo len hoặc nước xả vải.
- Máy sấy tóc.
3 bước thực hiện cách khắc phục áo len bị giãn ở từng bộ phận:
- Bước 1: Tiến hành trải bộ phận áo len bị giãn lên trên bề mặt phẳng.
- Bước 2: Đổ nước vào bình xịt, sau đó xịt trực tiếp nước ấm lên bề mặt áo bị giãn cho đến khi phần áo cần được co lại ướt hoàn toàn. Giữ nguyên khu vực áo ướt khoảng 2-3 phút.
- Bước 3: Dùng máy sấy tóc sấy khô chỗ bị giãn từ từ và dùng tay điều chỉnh nhẹ nhàng chỗ bị giãn trên áo về trạng thái ban đầu.
Lưu ý, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ máy sấy ở mức trung bình, tránh làm hư hỏng sợi len của áo.
4. Cách khắc phục áo len bị giãn sau khi giặt
Mặc dù cách giặt áo len được thực hiện kỹ nhưng nếu bạn giặt áo quá thường xuyên, sẽ gây ra tình trạng giãn, rộng và làm hư kiểu dáng áo len.
Bạn cần các nguyên liệu:
- Nước ấm
- Khăn hút ẩm
2 bước thực hiện cách khắc phục áo len bị giãn sau khi giặt:
- Bước 1: Tiến hành ngâm áo vào nước ấm có nhiệt độ từ 60 đến 80 độ C.
- Bước 2: Đợi khoảng một đến hai tiếng, sau đó mang áo phơi khô tự nhiên bằng cách đặt lên bề mặt khăn hút ẩm, áo sẽ được phục hồi hoàn toàn.
Đối với các bộ phận trên áo như ống tay, bạn chỉ cần ngâm riêng ống tay áo với nước có nhiệt độ từ 40 đến 50 độ C, sau đó phơi khô như bình thường.
5. Cách khắc phục áo len bị co lại sau khi giặt
Áo len được giặt thường xuyên có thể xảy ra tình trạng bị co lại, gây mất thẩm mỹ và hư hỏng kiểu dáng áo của bạn.
Bạn có thể xử lý áo len bị co lại với các nguyên liệu sau:
- Nước ấm
- Giấm ăn
- Khăn hút ẩm
4 bước thực hiện cách khắc phục áo len bị co lại sau khi giặt:
- Bước 1: Tiến hành ngâm áo len vào nước ấm có nhiệt độ khoảng 60 đến 80 độ C và đợi khoảng một đến hai tiếng đồng hồ. Lưu ý, không nên sử dụng nước quá nóng sẽ khiến áo bị co lại hơn.
- Bước 2: Sau khi ngâm xong, bạn vắt nhẹ áo để loại bỏ nước ra khỏi áo len.
- Bước 3: Tiến hành pha hỗn hợp giấm và nước sạch theo tỷ lệ phù hợp, sau đó dùng hỗn hợp này xả sạch áo len, giúp áo len được bền màu hơn.
- Bước 4: Cuối cùng, bạn vắt nhẹ và phơi khô áo len trên bề mặt khăn hút ẩm.
7 lưu ý khi lựa chọn và bảo quản áo len không bị giãn
- Bạn cần lựa chọn áo len có những đường dệt chắc chắc để không bị xù hoặc giãn sau khi giặt.
- Nên phơi khô áo len bằng cách đặt áo lên bề mặt khăn hút ẩm, tránh làm giãn hoặc xù áo len.
- Nên thay khăn thường xuyên trong quá trình phơi áo len trên bề mặt khăn hút ẩm.
- Không dùng nước có nhiệt độ quá nóng hoặc máy sấy nhiệt độ cao khi thực hiện cách khắc khắc phục áo len bị giãn.
- Sau khi áo khô, bạn cần bảo quản áo len trong tủ đúng cách, tránh làm sờn vải áo.
- Không sử dụng các chất tẩy rửa khi xử lý áo len bị co giãn, làm hư hỏng kiểu dáng và chất liệu áo.
- Không nên dùng tay vặn xoắn áo len để loại bỏ nước thừa trong áo, sẽ làm sờn xước sợi len hoặc hỏng kiểu dáng áo.
Hy vọng những chia sẻ về cách khắc phục áo len bị giãn của chúng tôi sẽ được bạn cân nhắc và áp dụng, mang lại hiệu quả cao trong việc bảo quản trang phục mùa đông của bạn.