You are here:

13 cách rửa ấm chén sạch giúp đánh bay mọi vết bẩn và ố vàng

Đánh Giá Bài Viết
5/5
cách rửa ấm chén sạch

Cách rửa ấm chén sạch bằng muối ẩm hoặc bằng cát được thực hiện theo các bước sau:

  1. Chuẩn bị cát sạch hoặc muối ẩm cho vào ấm chén.
  2. Cho vài giọt nước rửa chén hoặc giấm vào trong ấm.
  3. Lắc đều các nguyên liệu lên và để qua đêm.
  4. Rửa ấm chén lại với nước sạch.

Có nhiều nguyên liệu khác thay thế cát sạch hay muối ẩm để thực hiện cách rửa chén sạch sẽ như: chanh, kem đánh răng, bã cà phê, vỏ trứng, men bột mì, muối hột, oxy già, muối và giấm, xà phòng giặt đồ, sợi len và nhung, baking soda, nước rửa chén gốc thực vật,…

 

Trong bài viết dưới đây, CleaniS sẽ hướng dẫn bạn các bước thực hiện chi tiết của những cách rửa ấm chén sạch tại nhà nhé!

 

13 cách rửa ấm chén sạch bằng các nguyên vật liệu an toàn cho sức khỏe

Cách rửa ấm chén sạch bằng kem đánh răng

Sử dụng kem đánh răng để thực hiện sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng. Cách làm này được theo các bước sau:

  • Bước 1: Đổ nước ấm vào ấm chén và ngâm trong vòng 5 phút, sau đó đổ đi.
  • Bước 2: Cho kem đánh răng lên một chiếc khăn lông mềm rồi lau toàn bộ bề mặt bên trong và bên ngoài của ấm chén. Những chỗ ấm chén bị ố vàng nhiều thì nên bôi trực tiếp kem đánh răng lên để lau.
  • Bước 3: Có thể sử dụng bàn chải lông mềm hoặc khăn mềm để chà rửa các bề mặt khó vệ sinh.
  • Bước 4: Cuối cùng, rửa ấm chén lại với nước sạch và tráng lại với nước nóng để loại bỏ mùi kem đánh răng là xong.

 

Cách rửa ấm chén sạch bằng chanh

Cách rửa ấm chén sạch bằng chanh sẽ giúp đánh bay hoàn toàn các vết bẩn:

  • Bước 1: Chuẩn bị chanh tươi và vắt lấy nước cốt.
  • Bước 2: Cho nước cốt chanh vào ấm chén và đổ nước sôi vào sao cho ngập hết các vết bẩn, vết ố.
  • Bước 3: Đậy nắp ấm lại và để qua đêm.
  • Bước 4: Sáng hôm sau, tiến hành rửa sạch ấm chén với nước sạch. Khi đó, các vết bẩn và vết ố sẽ biến mất hoàn toàn.

 

Cách rửa ấm chén sạch bằng muối ẩm hoặc cát

Cách rửa ấm chén sạch bằng muối ẩm và cát sạch được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Cho cát sạch hoặc muối ẩm vào ấm.
  • Bước 2: Nhỏ vài giọt nước rửa chén hoặc giấm vào trong ấm.
  • Bước 3: Lắc nhẹ và đều tay để các nguyên liệu trộn lẫn với nhau bên trong ấm chén qua đêm.
  • Bước 4: Rửa sạch ấm chén với nước sạch.

 

Cách rửa ấm chén sạch bằng bã cà phê

Bã cà phê là một nguyên liệu có công dụng hữu hiệu trong việc loại bỏ các vết ố vàng và cặn bám bẩn hiệu quả. Tận dụng bã cà phê để thực hiện cách rửa sạch ấm chén như sau:

  • Bước 1: Lấy bã cà phê khô đổ vào ấm chén.
  • Bước 2: Sử dụng miếng bọt biển để chà các vết ố bẩn.
  • Bước 3: Rửa sạch lại với nước, các vết bẩn và ố vàng sẽ biến mất hoàn toàn.

Cách rửa ấm chén sạch bằng bã cà phê

 

Cách rửa ấm chén sạch bằng vỏ trứng với chanh hoặc giấm

Chanh và giấm là 2 loại nguyên liệu được rất nhiều người sử dụng để đánh bay các bụi bẩn bám dính trên đồ vật. Đặc biệt, trong chanh có hàm lượng axit cao nên có thể đánh bay được mọi vết bẩn làm xỉn màu trên ấm chén:

  • Bước 1: Chuẩn bị 2 quả chanh vắt lấy nước hoặc nửa ly giấm.
  • Bước 2: Tiếp theo, lấy 6 vỏ trứng vò nát và cho vào trong bộ ấm chén. Sau đó, đổ nước chanh hoặc giấm đã chuẩn bị vào. Tiến hành ngâm vỏ trứng từ 6 – 8 tiếng để vỏ trứng có thể tan ra.
  • Bước 3: Cuối cùng, sử dụng nước nóng rửa thật sạch và để khô ráo bộ ấm chén.

 

Cách rửa ấm chén sạch bằng men bột mì

Cách rửa ấm chén sạch bằng men bột mì có thể đánh bay những vết bẩn bị xỉn màu hiệu quả mà ít người biết được với các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Lấy 2 – 3 thìa men bột mì hòa vào nước để tạo thành một hỗn hợp đặc sệt.
  • Bước 2: Sử dụng hỗn hợp vừa pha để lau những chỗ bị xỉn màu và ngâm khoảng 5 phút.
  • Bước 3: Cuối cùng, dùng nước ấm để rửa lại và lau sạch bột mì. Để cho ấm chén thật khô là bạn có thể sử dụng bình thường rồi đấy!

 

Cách rửa ấm chén sạch bằng muối hột

Muối hột là nguyên liệu dễ chuẩn bị nhưng lại vô cùng hiệu quả trong việc rửa ấm chén:

  • Bước 1: Pha muối hột cùng với nước và nước rửa chén để tạo thành dung dịch.
  • Bước 2: Ngâm bộ ấm chén trong dung dịch khoảng 8 tiếng.
  • Bước 3: Tiến hành rửa sạch lại ấm chén bằng nước ấm.

 

Cách rửa ấm chén sạch bằng oxy già

Cách rửa ấm chén sạch bằng oxy già thực hiện như sau:

  • Bước 1: Pha oxy già với nước sạch theo tỷ lệ 1:4.
  • Bước 2: Rửa sạch lại ấm chén rồi dùng hỗn hợp đã pha để lau trên bề mặt ấm chén bị ố vàng.
  • Bước 3: Cho ấm chén vào trong 1 cái túi nhựa rồi buộc thật kín. Chờ 8 tiếng rồi lấy ra vệ sinh lại.

Cách rửa ấm chén sạch bằng muối hột

 

Cách rửa ấm chén sạch bằng muối và giấm

Muối và giấm khi đi với nhau sẽ tạo ra chất tẩy rửa mạnh giúp làm sạch các vết bẩn và vết ố:

  • Bước 1: Trộn muối với giấm theo tỷ lệ 1:1.
  • Bước 2: Đem hỗn hợp vừa trộn đi đun nóng để cho muối tan hết.
  • Bước 3: Dùng khăn nhúng vào dung dịch muối và giấm, sau đó chà thật mạnh vào những vết bẩn cho đến khi chúng biến mất. Rửa lại bộ ấm chén và sử dụng như bình thường.

 

Cách rửa ấm chén sạch bằng nước giặt quần áo

Nước giặt quần áo cũng có thể dùng để làm sạch ấm chén. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chọn loại nước giặt đồ gốc thực vật để tránh bị ngộ độc trong trường hợp tráng nước sạch sau khi vệ sinh không kĩ:

  • Bước 1: Pha nước giặt với nước ấm và khuấy đều cho hòa tan.
  • Bước 2: Sử dụng bàn chải lông mềm và nhúng vào hỗn hợp.
  • Bước 3: Sau đó, dùng bàn chải để đánh bay hết vết bẩn dính trên ấm chén.

 

Cách rửa ấm chén sạch bằng sợi len và nhung

Dùng sợi len và nhung thay khăn lau có thể làm sạch vết bẩn cứng đầu trong các ngách nhỏ, nằm ở những vị trí khó vệ sinh như vòi ấm chén. Sợi len và nhung mềm dễ luồn lách nhưng lại có khả năng bám dính, kéo các vết bẩn ra:

  • Bước 1: Quấn chặt sợi len xung quanh sợi nhung.
  • Bước 2: Làm ẩm đầu sợi len đã quấn bằng cách nhúng vào nước rửa chén.
  • Bước 3: Sau đó, dùng sợi len cọ vào các vị trí nhỏ khó tiếp cận để đánh bay các vết bẩn và vết ố vàng cứng đầu.
  • Bước 4: Rửa sạch ấm chén với nước sạch là xong.

 

Cách rửa ấm chén sạch bằng baking soda

Baking soda không chỉ được để tẩy thuốc nhuộm tóc dính trên da, rửa tay dính dầu nhớt, khử mùi bồn cầu, giặt áo da lộn, tẩy vết bẩn trên áo len,… mà còn được dùng để rửa ấm chén. Cách rửa ấm chén sạch bằng baking soda được nhiều gia đình sử dụng do vô cùng đơn giản theo các bước sau:

  • Bước 1: Cho baking soda cùng với nước sạch vào ấm chén và ngâm qua đêm.
  • Bước 2: Qua ngày hôm sau sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm hoặc chiếc khăn mềm để chà các vết bẩn ra khỏi ấm chén.
  • Bước 3: Rửa ấm chén lại với nước sạch và lau bề mặt cho thật khô là đã hoàn thành.

 

Cách rửa ấm chén sạch bằng nước rửa chén gốc thực vật

Nước rửa chén gốc thực vật được chiết xuất từ các nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên, đây là loại nước rửa chén có công dụng đánh bay mọi vết bẩn, vết ố vàng hiệu quả, nhanh chóng nhưng rất an toàn cho người dùng và không bám mùi hóa học sau khi rửa.

Cách rửa chén sạch bằng nước rửa chén gốc thực vật như sau:

  • Bước 1: Pha hòa tan nước rửa chén cùng một ít nước.
  • Bước 2: Sử dụng miếng bọt biển đã thấm ướt để nhúng vào hỗn hợp rửa chén đã pha.
  • Bước 3: Chà khắp các bề mặt ấm chén để đánh bay mọi vết bẩn và vết ố vàng.
  • Bước 4: Rửa lại chén với nước sạch, sau đó lau khô là xong.

Cách rửa ấm chén sạch bằng nước rửa chén gốc thực vật

 

7 lưu ý khi thực hiện cách rửa ấm chén sạch

  • Các cặn bẩn vrất dễ bám dính trên ấm và tạo thành vết ố vàng nếu bạn không vệ sinh ấm chén thường xuyên. Vì vậy, hãy rửa ấm chén ngay sau khi uống xong để có thể vệ sinh dễ dàng hơn.
  • Nếu thấy cao trà bám vào thành ấm chén sau khi uống, thì nên vệ sinh kỹ ngay vị trí đó bằng nước rửa chén và miếng bọt biển.
  • Nên sử dụng các sản phẩm tẩy rửa có nguồn gốc thực vật để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn và gia đình.
  • Không dùng các sản phẩm có chất tẩy hoá học mạnh để thực hiện cách rửa chén sạch.
  • Khi thực hiện cách rửa chén sạch thì không nên sử dụng vải có thấm nước Javel, vì điều này có thể gây ra các vết trầy xước dài trên ấm chén.
  • Không nên dùng những miếng cọ rửa bằng kim loại để làm sạch ấm chén vì có thể làm bong tróc và xước các lớp men sứ.
  • Ngoài các cách rửa ấm chén sạch phía trên ra, thì bạn có thể dùng mùn cưa hoặc tro mịn để thực hiện công việc này.

7 lưu ý khi thực hiện cách rửa ấm chén sạch

 

Với những cách rửa ấm chén sạch mà chúng tôi đã chia sẻ ở bài viết trên, hy vọng rằng bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm hay ho để giúp bản thân không còn gặp những khó khăn trong khi vệ sinh các vết bẩn và vết ố vàng dính trên bộ ấm chén nữa.

CHIA SẺ CÙNG BẠN BÈ