Cách sửa áo phao bị rách:
- Dùng kéo cắt chỗ bị rách thành hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tròn cho đẹp.
- Lột trái để xác định vị trí cần sửa.
- Lót miếng bìa cứng mỏng bên dưới (mặt phải).
- Thấm cồn vào bông tăm để vệ sinh vết rách, loại bỏ các bụi bẩn bám ở quanh vết rách.
- Sử dụng 1 miếng vải tương tự hoặc 1 miếng vải mềm để làm miếng vá. Một số áo có sẵn miếng vải vá để kèm theo áo khi mua.
- Thoa keo dán chuyên dụng vào bề mặt bên dưới lớp rách.
- Dùng máy may khâu lại lớp lót bên trong áo.
Lưu ý sau khi sửa áo phao bị rách, cần để áo ở nơi khô, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp sau để lớp keo dán khô hoàn toàn trước khi đem ra sử dụng.
Để biết chi tiết hơn trong các bước phải thực hiện như thế nào, thì trong bài viết sau đây CleaniS sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện cách sửa áo phao bị rách nhé!
Nội Dung Bài Viết
Tác hại khi áo phao bị rách
Trên thực tế, đã có rất nhiều người trong khi sử dụng áo phao đã không may làm chúng bị rách. Nhưng khi áo đã rách thì họ không quá quan tâm đến làm sao để sửa chúng, vì họ nghĩ đơn giản rằng áo phao có vẻ ngoài khá to và độ phồng lớn nên sẽ không ai để ý, đặc biệt là áo dày như vậy bị rách một vết nhỏ cũng không làm ảnh hưởng đến chất lượng của áo.
Với những ai có suy nghĩ như trên, thì đây thực sự là một sai lầm lớn. Bởi vì cho dù áo phao bị rách lớn hay nhỏ cũng sẽ đều ảnh hưởng đến độ thẩm mỹ của chiếc áo. Ngoài ra, những vết rách này không được xử lý kịp thời về lâu dài còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của áo. Bởi vì khi giặt áo phao, phần áo bị rách sẽ bị bung lớp bông bên trong và làm cho áo bị xẹp lại. Như vậy, áo phao sẽ không còn giữ ấm tốt cho người sử dụng nữa.
Chất liệu thường được sử dụng để may lớp vỏ của của áo phao sẽ làm từ vải Polyester hoặc Nylon. Chất liệu này sẽ giúp cho áo rất khó có thể bị rách, bị nhăn hay bị bám bụi, nên chỉ khi bị va chạm mạnh với vật sắc nhọn nào đó thì mới làm áo phao rách được.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể khắc phục lỗi này để không làm giảm tuổi thọ của áo bằng cách sửa áo phao bị rách đúng cách.
Những dụng cụ cần chuẩn bị để thực hiện cách sửa áo phao bị rách
Để thực hiện công việc cách sửa áo phao bị rách được thuận lợi hơn thì bạn nên chuẩn bị những dụng cụ sau:
- Kéo hoặc dao găm
- Bìa cứng mỏng
- Vải mềm
- Nhíp
- Cồn, tăm bông
- Keo dán chuyên dụng dành cho áo da
- Máy may
Sau khi bạn đã chuẩn bị được đầy đủ hết những dụng cụ này, bạn đã có thể sẵn sàng bước vào thực hiện cách sửa áo phao bị rách rồi.
7 bước thực hiện cách sửa áo phao bị rách tại nhà
Dưới đây là 7 bước thực hiện cách sửa áo phao bị rách tại nhà một cách chi tiết mà bạn có thể tham khảo để làm theo nhé.
1. Lột trái để xác định vị trí cần sửa
Để tránh ảnh hưởng đến những công đoạn sau khi thực hiện cách sửa áo phao bị rách, thì ngay từ bước đầu tiên phải làm hết sức cẩn thận.
- Đầu tiên, bạn hãy lộn ngược chiếc áo phao của mình lại và xác định những chỗ bị rách nằm ở vị trí nào.
- Sau đó, bạn lấy chiếc kéo hoặc chiếc dao găm mà mình đã chuẩn bị để rạch đường chỉ ở vùng bị rách.
- Trong lúc rạch đường chỉ bạn phải cẩn thận làm đúng khu vực và không rạch quá rộng để làm ảnh hưởng đến những vùng không liên quan.
Có nhiều người khi thực hiện cách sửa áo phao đã làm hỏng đường may của áo ngay từ bước đầu tiên, vô tình làm cho các khu vực xung quanh bị rách quá mức cần thiết.
2. Đệm bìa cứng mỏng
Để giữ cho lớp bông không bị tràn ra sau khi bạn rạch thành công vị trí bị rách, thì bạn phải nhanh tay lộn lại áo phao ra mặt phải.
Sau khi lộn ra mặt phải, bạn lấy tấm bìa cứng mỏng đã chuẩn bị trước đó đặt bên dưới của lớp áo bị rách.
Việc đặt tấm bìa cứng mỏng bên dưới áo sẽ tạo bề mặt phẳng, khiến bạn có thể thực hiện những thao tác tiếp theo một cách dễ dàng mà không làm áo bị nhăn.
3. Vệ sinh vết rách
Trên thực tế, khi thực hiện cách sửa áo phao bị rách có rất nhiều người nghĩ rằng bước vệ sinh vết rách là không cần thiết. Nhưng thực chất bước này lại đóng một vai trò rất quan trọng.
Vì khi áo phao bị rách thì đã có rất nhiều vi khuẩn và bụi bẩn bám vào áo và thậm chí chúng có thể lan vào bên trong phần bông. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, về lâu ngày vi khuẩn có thể sẽ sinh sôi nảy nở và gây ảnh hưởng đến chất lượng áo phao.
Bạn hãy sử dụng bông tăm để thấm vào cồn rồi lau nhẹ lên những phần xung quanh vết rách. Khi loại bỏ được các bụi bẩn và cặn dầu đang ở phần vết rách sẽ giúp vải không bị nhăn và khô nhanh nên dễ dàng cho những bước khâu sau.
4. Sử dụng vải mềm làm lớp vá
Ở bước này bạn lấy một miếng vải có kích thước lớn hơn diện tích vết rách, để có thể phủ kín được vết rách khi vá.
- Đầu tiên, bạn nên cắt hết những phần vải dư thừa xung quanh của miếng vá trước khi sử dụng keo dán.
- Tiếp theo, hãy sử dụng cây nhít để đặt miếng vải vào vết rách và làm phẳng nó xuống.
- Cuối cùng, khi đặt được miếng vải lên hãy kiểm tra xem chúng có bị nếp gấp hay nếp nhăn không nhé.
5. Sử dụng keo dán chuyên dụng
Muốn thực hiện cách sửa áo phao bị rách được hiệu quả hơn thì bạn nên sử dụng loại keo dán chuyên dụng dành cho loại áo này, để không làm ảnh hưởng đến độ thẩm mỹ cũng như chất lượng khi sử dụng của áo.
- Thoa một lượng nhỏ chất keo dán chuyên dụng lên bề mặt dưới lớp vải bị rách.
- Tiếp đó, bạn cẩn trọng nhấn các cạnh xuống và tạo áp lực ổn định trong vòng 30 giây để cho phần vải hai mặt dính được chắc hơn.
6. Bảo quản áo sau khi gắn keo
Sau khi thoa keo dán chuyên dụng lên, bạn nên bảo quản áo lông vũ bằng cách phơi khô áo ở nơi thoáng mát và khô ráo trong vòng 24 giờ.
7. May lại vết rách
May lại vết rách là bước cuối cùng trong 7 bước thực hiện cách sửa áo phao bị rách, bạn chỉ cần đợi lớp keo dính đã được khô hoàn toàn thì đã có thể tiến hành bước cuối cùng này. Bạn chỉ cần sử dụng máy may để may lại lớp lót bên trong áo là xong.
Trong trường hợp bạn không biết hoặc không có máy may, bạn có thể ra các tiệm may để nhờ thợ may hỗ trợ bạn may lại áo phao sao cho chắc nhắn.
Qua 7 bước thực hiện cách sửa áo phao bị rách mà chúng tôi đã chia sẻ, hy vọng rằng bạn sẽ áp dụng thành công để có thể sử dụng chiếc áo của mình lâu dài nhé.