Chất tạo bọt trong nước rửa chén được chia thành nhiều loại như chất tạo bọt công nghiệp, chất tạo bọt bán tổng hợp và chất tạo bọt thuần thiên nhiên. Các chất tạo bọt được sử dụng phổ biến bao gồm: SLS (Sodium Lauryl Sulfate), SLES (Sodium Lauryl Ether Sulfate), xà phòng hữu cơ, CAPB,….
Vậy chất tạo bọt trong nước rửa chén là gì? Chất tạo bọt trong nước rửa chén thật sự có tác dụng hay không? Chất tạo bọt trong nước rửa chén có gây hại hay không? Trong bài viết dưới đây, CleaniS sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc trên và cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về chất tạo bọt trong nước rửa chén. Hãy cùng theo dõi nhé!
Nội Dung Bài Viết
Chất tạo bọt trong nước rửa chén là gì?
Chất tạo bọt trong nước rửa chén hay còn gọi là chất hoạt động bề mặt, là các chất được gia công, sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay.
Những phần tử cấu tạo nên chất tạo bọt trong nước rửa chén có 2 đầu là đầu kị nước và đầu hút nước. Trong quá trình tẩy rửa, đầu kị nước sẽ vừa đẩy nước vừa thực hiện hút các chất dầu mỡ, chất bẩn. Đầu hút nước (ưa nước) thì lại hướng ra phía bên ngoài. 2 lực ngược nhau này đã kéo các chất bẩn, dầu mỡ ra và khiến chúng treo lơ lửng ở dạng hòa tan hoặc dạng nhũ trong nước. Khi có các tác động như khuấy đảo hay chà rửa trong lúc rửa chén sẽ kéo hẳn các chất bẩn này ra khỏi bề mặt chén dĩa.
Đặc điểm chất tạo bọt trong nước rửa chén
Các chất tạo bọt trong nước rửa chén có cơ chế hoạt động tương tự như xà phòng. Đặc biệt các chất tạo bọt công nghiệp như SLS, SLES,.. khi kết hợp với nước dưới các tác động cơ học như cọ xát, chà, vò,…sẽ giúp làm sạch các vết dầu mỡ và thức ăn thừa bám dính trên chén dĩa nhanh chóng.
Các đặc điểm nổi bật của chất tạo bọt trong nước rửa chén có thể kể đến như:
- Có khả năng tạo bọt cao và bọt được tạo ra có độ phồng mịn, lâu tan giúp tạo sự tin tưởng hơn về khả năng làm sạch của các sản phẩm nước rửa chén.
- Các chất tạo bọt trong nước rửa chén có hiệu quả tẩy rửa vết bẩn tốt.
- Có khả năng hoà tan toàn bộ dù được khuấy trong nước ấm hay nước lạnh. Các hoạt chất này sẽ tan nhanh hơn khi được khuấy với tốc độ cao. Nếu chỉ ngâm trong nước, chúng sẽ tan ít hơn.
- Các chất tạo bọt trong nước rửa chén được bày bán ở nhiều nơi, có thể dễ dàng tìm mua với giá thành rẻ.
Vì những đặc điểm trên mà các chất tạo bọt trong nước rửa chén được sử dụng rộng rãi.
Phân loại chất tạo bọt trong nước nửa chén
Chất tạo bọt công nghiệp (hóa học) trong nước rửa chén
Khi nhắc đến các chất tạo bọt công nghiệp trong nước rửa chén hay chất hoạt động bề mặt người ta nghĩ ngay đến SLS hay SLES. Đây là 2 chất tạo bọt hóa học phổ biến và được sử dụng nhiều nhất. Các chất tạo bọt công nghiệp có có gốc là sulfate . Các hoạt chất này được sản xuất từ dầu mỏ và thực vật như dầu dừa, dầu cọ.
SLES (Sodium Lauryl Ether Sulfate) là một trong số các chất hoạt động bề mặt Anion, có khả năng tạo bọt, tạo độ nhớt trong các sản phẩm nước rửa chén. SLES có công thức hóa học là CH3(CH2)10CH2(OCH2CH2)nOSO3Na.
Chất tạo bọt trong nước rửa chén SLES còn có tên gọi khác là Natri laurin sunfat hay Natri lauryl ete sunfat. Các chất này được điều chế bằng cách Etoxyl hóa Dodecanol và chúng tồn tại ở dạng dung dịch đặc sánh, không mùi và có màu trắng, trắng ngả vàng.
Chất tạo bọt trong nước rửa chén SLS là từ viết tắt của Sodium Lauryl Sulfate, có công thức hóa học là C12H25NaO4S. SLS là chất bột có màu trắng và có màu vàng nhạt cùng mùi nồng nến ở dạng lỏng.
Sulphonat cũng là một chất tạo bọt trong nước rửa chén. Chất tạo bọt này có nhiều phân nhóm nổi bật, chẳng hạn như Sulphosuccinate. Sulphonat có hoạt động nhẹ hơn các hoạt chất tạo bọt công nghiệp khác và có thể thay thế các chất tạo bọt: SLS, SLES,…
Chỉ cần 1 lượng nhỏ chất tạo bọt công nghiệp SLS, SLES,… sẽ cho ra nhiều bọt và khi thêm muối (natri) sẽ cho cảm giác nước rửa chén có độ đậm đặc cao khiến người sử dụng cho rằng đó là biểu hiện của một sản phẩm tốt.
Chất tạo bọt bán tổng hợp trong nước rửa chén
Chất tạo bọt bán tổng hợp trong nước rửa chén là những chất tạo bọt thành phần gồm một số chất hóa học và một số các chất béo có nguồn gốc từ thiên nhiên như: dầu dừa, dầu cọ,…
Có những chất tạo bọt bán tổng hợp sau:
- Chất tạo bọt CAPB: Chất tạo bọt trong nước rửa chén CAPB (cocamidopropyl betaine) còn được gọi là coco betaine là một axit béo tổng hợp có chiết xuất từ dầu dừa. Hoạt chất này đóng vai trò như chất xúc tác giúp tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của các hợp chất khác và chống tĩnh điện. CAPB được sử dụng trong nước rửa chén để tăng tính tọt bọt và sát khuẩn giúp dễ dàng rửa sạch bụi bẩn, dầu mỡ với nước. Ngoài ra, CAPB có chiết xuất từ dầu dừa nên còn có tác dụng giúp dưỡng ẩm, làm sạch da, đảm bảo an toàn cho trẻ em và những người có làn da nhạy cảm.
- Xà phòng hữu cơ: đây là hỗn hợp được tạo ra từ việc xà phòng hóa những chất béo từ thực vật. Phương pháp xà phòng hóa sẽ tạo nên phản ứng hóa học bằng cách kết hợp chất kiềm với các axit béo trong dầu thực vật để tạo nên chất tạo bọt.
- Chất tạo bọt Glycerid: hoạt chất này được tạo ra bằng các phản ứng este hóa giữa glycerol với các chất béo có nguồn gốc từ thực vật. Chất tạo bọt Glycerid có thiên hướng tạo chất nhũ hóa hơn là chất tẩy rửa.
- Chất tạo bọt Lactylate: đây là các loại muối, được tạo thành từ phản ứng hóa học giữa axit lactic và các chất béo thực vật. Cũng giống như chất tạo bọt Glycerid, chất Lactylate cũng tạo chất nhũ hóa, chất tạo bọt nhiều hơn là chất tẩy rửa.
- Chất tạo bọt Alkyl Polyglucoside: hoạt chất này được tạo ra từ phản ứng giữa một số các hợp chất rượu có gốc béo cùng với đường glucose từ ngô, dầu cọ,…Hoạt chất này có khả năng phân hủy sinh học tốt, không gây hại cho môi trường. Đồng thời chúng cũng dịu nhẹ, lành tính đối với làn da.
- Chất tạo bọt Acyl- Glucamide: chất tạo bọt này có đặc tính khá giống với chất Alkyl Polyglucoside, cũng có phần lớn các nguồn gốc từ thiên nhiên và rất dịu nhẹ đối với làn da của người sử dụng.
Chất tạo bọt thuần thiên nhiên trong nước rửa chén
Trong các sản phẩm nước rửa chén sinh học, nước rửa chén hữu cơ, các chất tạo bọt hóa học SLS, SLES… sẽ được thay thế bằng các chất tạo bọt có nguồn gốc từ thiên nhiên để đem đến sự an toàn khi sử dụng cho người tiêu dùng.
Các chất tạo bọt thuần thiên nhiên có thể tìm thấy trong quả bồ kết và quả bồ hòn. Hai nguyên liệu tự nhiên này không cần phải trải qua các công đoạn điều chế, chế biến phức tạp mà vẫn đem lại khả năng tạo bọt và tính tẩy rửa cao. Trong quả bồ kết và quả bồ hòn đều có chất saponin. Đặc biệt, các saponin có trong bồ hòn là những saponin triterpen như sapindosid A, B, C, D, E, E1, X, Y, Y2,…, mukuroyiosid Ia, Ib… Những loại saponin này đều có hoạt tính bề mặt mạnh có khả năng tạo bọt cao.
Bồ hòn, bồ kết,… có thể mua được ở nhiều nơi nhưng có giá thành không rẻ. Khi chọn mua sản phẩm nước rửa chén bồ hòn, bạn nên cân nhắc chọn lựa kỹ lường vì giá thành sẽ đi đôi với chất lượng. Những sản phẩm có giá thành thấp thông thường sẽ pha trộn thêm các hóa chất, phụ gia khác để giảm chi phí sản xuất.
Chất tạo bọt trong nước rửa chén: an toàn hay độc hại
Rất nhiều người tiêu dùng đã đặt ra nghi vấn về sự an toàn của các chất tạo bọt trong nước rửa chén đối với sức khỏe.
Tính đến nay, vẫn chưa có bất kì bằng chứng nào chứng minh rằng các chất tạo bọt trong nước rửa chén có thể gây ra ung thư. Theo các nhà nghiên cứu khoa học, các chất tạo bọt trong nước rửa chén đặc biệt có khả năng tẩy rửa tốt và có hoạt tính bề mặt thấp nên ít gây hại đến da và sức khỏe người tiêu dùng.
Các chất tạo bọt trong nước rửa chén có nguồn gốc, chiết xuất từ thành phần thiên nhiên sẽ an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng. Những chất tạo bọt bán tổng hợp có chiết xuất từ thiên nhiên như Coco betaine, Glycerid, Alkyl Polyglucoside trong sản phẩm nước rửa chén hữu cơ không gây khô da, kích ứng da cho người sử dụng và đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình thậm chí là đối với thú cưng.
Nếu các chất tẩy rửa công nghiệp trong nước rửa chén có nồng độ vượt quá 1% sẽ gây nhiều ảnh hưởng sau:
- Chất tạo bọt trong nước rửa chén khi vượt quá 1% sẽ gây ảnh hưởng đến mắt. Khi mắt tiếp xúc nhiều và bị dính các hoạt chất tạo bọt có thể gây đục thủy tinh thể hoặc gây kích ứng.
- SLS, SLES có trong nước rửa chén có thể gây kích ứng, khô da,… đặc biệt là với những người có làn da nhạy cảm. Chất tạo bọt trong nước rửa chén có tính chất biến tính protein gây viêm da cùng nhiều tác hại nguy hiểm khác.
- Nếu ăn phải SLS, SLES, bạn sẽ cảm thấy buồn nôn, mắc ói và có triệu chứng bị tiêu chảy.
- Nghiêm trọng hơn, các chất tạo bọt trong nước rửa chén sau khi hấp thu vào cơ thể, chúng sẽ hoạt động như hormone oestrogen và ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe. SLS, SLES có trọng lượng phân tử thấp nên dễ dàng được hấp thụ bởi nhiều ảnh hưởng cho các bộ phận này.
Hãy trở thành một người tiêu dùng thông thái bằng cách chọn lựa những chất tạo bọt từ thiên nhiên có trong nước rửa chén hữu cơ hay nước rửa chén sinh học.