You are here:

13 Dạy trẻ chậm nói: Cách thúc đẩy phát triển ngôn ngữ sáng tạo

Đánh Giá Bài Viết
5/5

Cách dạy trẻ chậm nói khuyến khích giao tiếp:

  1. Nói chuyện thường xuyên với trẻ
  2. Hạn chế sử dụng điện thoại, tivi
  3. Đọc sách cho trẻ 
  4. Không làm theo lời nói, hành động của bé
  5. Cho trẻ ra ngoài
  6. Hát cho con nghe
  7. Trò chơi ngôn ngữ
  8. Đặt các câu hỏi mở cho trẻ
  9. Dạy con tự giải quyết vấn đề
  10. Lắng nghe 
  11. Xây dựng từ vựng cho trẻ
  12. Đọc sách cho bé nghe
  13. Luôn trả lời bé

Dạy trẻ chậm nói là gì?

Trẻ chậm nói là tình trạng khi bé phát triển ngôn ngữ và giao tiếp chậm hơn so với độ tuổi đồng trang lứa. Khi con gặp khó khăn trong việc giao tiếp và phát triển ngôn ngữ, bố mẹ nên tham khảo các khóa dạy trẻ chậm nói tạo cho con môi trường phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện.

Dạy trẻ chậm nói, dạy trẻ chậm nói là gì

 

5 giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ

Trẻ bắt đầu làm quen với âm thanh ngay từ khi trong bụng mẹ, khi mới chào đời. Quá trình tập nói của mỗi trẻ thường kéo dài trong 3 năm đầu. Đến khi trẻ 3 tuổi có thể nói các câu ngắn, vốn từ vựng phong phú. Mỗi bé sẽ có sự phát triển khác nhau, có bé biết nói sớm, có bé biết nói trễ hơn. Sau đây là giai đoạn phát triển ngôn ngữ  của con bố mẹ cần biết:

Giai đoạn tiền nói (0-12 tháng)

Trong giai đoạn này, trẻ phát triển khả năng nhận biết và hiểu ngôn ngữ thông qua việc lắng nghe và tương tác với người khác. Bé sẽ bắt đầu phát triển khả năng gửi tín hiệu bằng cử chỉ, khuôn mặt và tiếng ồn như cười, khóc, cười.

Giai đoạn từ vựng (1-2 tuổi)

Trẻ bắt đầu học từ vựng và cách sử dụng chúng để diễn đạt ý kiến của mình. Các từ đầu tiên thường là những từ ngắn gọn và dễ nhớ, như “mẹ”, “bố”, “đi,” “ăn”. Trẻ cũng phát triển khả năng học được cấu trúc câu đơn giản.

Dạy trẻ chậm nói, giai đoạn phát triển ngôn ngữ ở bé

Giai đoạn ngữ cảnh (2-3 tuổi)

Trẻ bắt đầu xây dựng câu chuyện ngắn và có khả năng sử dụng từ vựng để diễn đạt. Giai đoạn này thường đi kèm với khả năng nghe và hiểu câu chuyện.

Giai đoạn ngôn ngữ phổ biến (3-5 tuổi)

Trẻ bắt đầu phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ phổ biến và phức tạp hơn. Có thể tham gia vào các cuộc trò chuyện với người lớn và trẻ khác. Sự sáng tạo ngôn ngữ và việc sử dụng các cụm từ phức tạp hơn cũng trở nên phổ biến.

Giai đoạn phát triển ngôn ngữ (5+ tuổi)

Trẻ phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ và nắm vững các quy tắc ngữ pháp cơ bản. Có khả năng đọc và viết cùng với khả năng nói và nghe.

Dấu hiệu của trẻ chậm nói

Nếu biết cách dạy trẻ chậm nói sớm, con có thể có cơ hội theo kịp bạn bè đồng trang lứa. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết bé chậm nói:

  • Trẻ sơ sinh: Bé không phản ứng trước bất kỳ âm thanh nào và không có bất kỳ tiếng kêu đặc biệt nào được phát ra.
  • Độ tuổi từ 3 đến 4 tháng: Trẻ ít giao tiếp qua ánh mắt, ít khi mỉm cười, không tạo ra tiếng ồn ào quá mức
  • Giai đoạn từ 4 đến 7 tháng: Trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc ngồi thẳng và thường không phản ứng với âm thanh hoặc từ ngữ xung quanh, thể hiện sự thiếu tương tác và thờ ơ đối với bố mẹ hoặc đồ vật.
  • Ở tuổi từ 7 đến 12 tháng: Trẻ sẽ không thể bò và gặp khó khăn khi cố gắng đứng thẳng. Thường ít nói và không sử dụng ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp.
  • Từ 12 đến 24 tháng: Trẻ sẽ không bắt chước hoặc lặp lại lời nói của người khác và không hiểu các yêu cầu đơn giản từ người lớn. Không thể phát ra ít nhất 6 từ khác nhau.
  • Trẻ trên 2 tuổi: Bé chỉ bắt chước âm thanh hoặc hành động mà không thể phát âm các từ hoặc cụm từ, không thể giao tiếp bằng cách nói một số từ lặp đi lặp lại, không làm theo các yêu cầu đơn giản từ người lớn. Khi trẻ nói người khác không thể hiểu bạn đang nói gì, bố mẹ cần đưa trẻ đi kiểm tra và tham khảo ý kiến bác sĩ để dạy trẻ chậm nói kịp thời.

Dạy trẻ chậm nói, dấu hiệu của trẻ chậm nói

 

12 Cách dạy trẻ chậm nói phát triển ngôn ngữ giao tiếp

Dạy trẻ chậm nói: Nói chuyện thường xuyên với trẻ

Dạy trẻ chậm nói bằng cách nói chuyện với con thường xuyên để cải thiện khả năng giao tiếp của bé, ngay cả khi bé chưa thể diễn đạt bằng lời nói. Đặc biệt, trẻ sơ sinh thường rất tò mò và chú ý đến những tiếng nói xung quanh, ba mẹ có thể sử dụng những từ ngữ đơn giản để con có thể bắt chước theo bản năng. Với thời gian, bé sẽ học và lặp lại những gì bố mẹ đã nói.

Khi thảo luận với con cần kiên nhẫn và phát âm chậm, rõ ràng để bé có thể nghe và hiểu rõ hơn. Bên cạnh đó, quý bậc phụ huynh có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể, một cách để truyền đạt thông điệp và tương tác với con một cách hiệu quả. Đây là một phương pháp tốt và dễ dàng thực hiện, bố mẹ nên dành nhiều thời gian hơn để tương tác và nói chuyện cùng con, từ đó cải thiện việc phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp của.

Dạy trẻ chậm nói, nói thường xuyên với con

 

Hạn chế sử dụng điện thoại, tivi

Sử dụng điện thoại và tivi có một số ứng dụng tích cực nhưng ba mẹ nên đặt giới hạn cho việc trẻ sử dụng các thiết bị điện tử.  Việc đam mê quá mức vào các chương trình trên các thiết bị có thể làm cho trẻ mất quan tâm đến việc phát triển kỹ năng nói của mình.

Dạy trẻ chậm nói: Đọc sách cho bé

Dạy trẻ chậm nói bằng phương pháp đọc sách đem lại hiệu quả cao. Qua các câu chuyện cổ tích hoặc các bài thơ, trẻ có thể tiếp thu và ghi nhớ được nhiều từ vựng hơn. Ngoài ra, bố mẹ đọc sách cho bé vào buổi tối trước khi ngủ giúp con ngủ ngon, có nhiều giấc mơ đẹp.

Dạy trẻ chậm nói, đọc sách cùng bé

 

Không bắt chước làm theo hành động, lời nói của trẻ

Trong giai đoạn tập nói bé thường phát âm không rõ chữ, nói ngọng, líu lưỡi. Bố mẹ không nên bắt chước giọng nói dễ gây hiểu nhầm là bé nói đúng. Cách dạy trẻ chậm nói tốt nhất là bố mẹ nên sửa giúp bé phát âm chuẩn. Chỉ cần kiên nhẫn lặp lại nhiều lần con sẽ có tiến bộ. 

Cho bé tiếp xúc với bên ngoài

Dù trẻ chưa thể nói chuyện, bố mẹ vẫn nên cho bé tiếp xúc với nhiều người khác. Quá trình tiếp xúc này có thể tạo điều kiện thuận lợi giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ của mình. Khi được tham gia vào các tình huống và học tập từ  lời nói lẫn hành động của người khác, bé sẽ trở nên nhanh nhẹn hơn và có cơ hội phát triển kỹ năng ngôn ngữ một cách tốt hơn.

Hát cho trẻ nghe

Dạy trẻ chậm nói bằng cách lựa chọn hát một số bài phù hợp với độ tuổi của trẻ cho bé nghe mỗi ngày, để tình cảm của thành viên trong gia đình được gắn kết hơn. Bài hát thường hấp dẫn đối với trẻ nhỏ giúp bé phát triển phản xạ ngôn ngữ. Dạy trẻ chậm nói bằng phương pháp hát cho bé nghe được nhiều chuyên gia công nhận và khuyên các bậc phụ huynh nên thực hiện mỗi ngày.

Tạo nhiều trò chơi ngôn ngữ

Dạy trẻ chậm nói bằng cách tạo ra các trò chơi từ ngôn ngữ giúp bé tập trung và phát triển vốn từ vựng của bản thân một cách hiệu quả. Ba mẹ có thể chơi các trò chơi như “ I Spy” hoặc “ Simon says”. Ngoài ra, bố mẹ có thể tạo các bộ lắp ghép từ vựng bằng hình ảnh hoặc thẻ từ với các loại từ vựng khác nhau. Hãy yêu cầu trẻ lắp ghép các từ để tạo ra một câu chuyện hoặc đoạn văn. Phương pháp này giúp bé học cách kết hợp từ vựng và xây dựng câu chuyện tốt hơn.  

Dạy trẻ chậm nói, tao trò chơi ngôn ngữ

 

Đặt câu hỏi mở cho trẻ

Dạy trẻ chậm nói bằng cách đặt câu hỏi mở cho trẻ khuyến khích bé phát triển khả năng nói và tư duy. Câu hỏi mở là những câu hỏi không có câu trả lời đúng hay sai, khuyến khích con nói nhiều hơn và thể hiện quan điểm ý kiến của trẻ. Ba mẹ có thể đặt các câu bắt đầu từ “ Làm thế nào” giúp con trình bày về quy trình của việc làm đó. Sử dụng từ “ Tại sao?” để tìm hiểu lý do hoặc nguyên nhân sau hành động của bé.

Dạy trẻ tự giải quyết vấn đề

Trẻ có khả năng chậm nói thường thích sử dụng cử chỉ và hành động để thể hiện mong muốn của mình. Trong tình huống như vậy, bố mẹ không nên bắt chước hành động của con. Thay vào đó, hãy tương tác với bé bằng cách hỏi mong muốn và khuyến khích trẻ sử dụng lời nói để diễn đạt. Hành động này không chỉ dạy trẻ chậm nói phát triển kỹ năng ngôn ngữ tại nhà, giúp con trở nên kiên nhẫn, tự lập và có khả năng thể hiện ý kiến của mình bằng cách sử dụng lời nói.

Xây dựng từ vựng cho trẻ

Giai đoạn mới bắt đầu dạy trẻ chậm nói ba mẹ hãy bắt đầu với những từ đơn giản nhất. Ví dụ như các từ đơn như ba, mẹ, bà, cá,.. để con tập nói theo. Sử dụng các từ đơn con có thể dễ dàng phát âm và ghi nhớ hơn.

Luôn trả lời bé

Dạy trẻ chậm nói bằng cách quan sát để hiểu bé muốn nói gì. Bé thường giao tiếp với bạn thông qua thái độ, cử chỉ, điệu bộ cơ thể. Ví dụ khi bé muốn đưa bạn một đồ vật nào đó, hãy nhận lấy và khuyến khích bé thực hiện các hành động để lấy được nó. 

Dạy trẻ chậm nói, luôn trẻ lời bé

 

Cho con đi học nhà trẻ

Cuộc sống bận rộn và công việc đòi hỏi nhiều thời gian và tập trung, nhiều ba mẹ thường dựa vào tivi và điện thoại để giải quyết thời gian giải trí cho con. Tuy nhiên, việc để con xem một mình không chỉ không có lợi ích mà còn có thể gây ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và cả sức khỏe của bé, có thể dẫn đến tình trạng cận thị sớm.

Bởi vậy, quý bậc phụ huynh có thể đưa con đến các lớp nhà trẻ để học chữ và tương tác với môi trường xã hội bên ngoài. Ở trường, con sẽ được tiếp xúc với nhiều bạn bè cùng trang lứa và hạn chế tình trạng trẻ không thể tự tin nói chuyện với người lạ.

Nguyên tắc khi thực hiện dạy trẻ chậm nói

Dạy trẻ chậm nói đòi hỏi sự kiên nhẫn trong thời gian dài. Để ngôn ngữ giao tiếp của con cải thiện tốt hơn, bố mẹ cần nắm rõ một số nguyên tắc sau đây: 

  • Các thành viên trong gia đình nên đồng nhất với nhau về phương pháp quá trình dạy trẻ chậm nói.
  • Hạn chế tối đa việc trẻ sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi để đảm bảo có thời gian để tập trung vào việc giao tiếp và phát triển ngôn ngữ.
  • Trong quá trình trò chuyện với trẻ, bố mẹ nên sử dụng cách nói nhẹ nhàng và nhìn thẳng vào mắt của bé để tập trung trong giao tiếp.
  • Bố mẹ nên dạy con tập nói bằng cách nói chậm rãi, sử dụng từ ngữ ngắn gọn và dễ hiểu để giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ một cách hiệu quả.
  • Khi giao các vấn đề cho con xử lý, đảm bảo rằng con có đủ thời gian và không bị áp lực để xử lý vấn đề đó.
  • Bố mẹ nên trò chuyện với trẻ bất kỳ lúc nào để tạo cơ hội cho giao tiếp và chia sẻ thông tin cùng nhau.

Dạy trẻ chậm nói, nguyên tắc khi thực hiện dạy trẻ chậm nói

 

Trên đây Cleanis đã tổng hợp các phương pháp dạy trẻ chậm nói. Hy vọng quý bậc phụ huynh có thể tìm được cách cải thiện tình trạng chậm nói của con. Ngoài ra ba mẹ có thể tìm hiểu thêm các kỹ năng sống để bé phát triển toàn diện.

CHIA SẺ CÙNG BẠN BÈ