Tháo vòi nước bồn rửa chén hay cách thay vòi nước rửa chén được thực hiện bằng các bước sau:
- Chuẩn bị bộ dụng cụ cờ lê, mỏ lết, kìm…
- Tiến hành khóa nguồn nước tổng và khóa van nước.
- Dùng cờ lê, mỏ lết tháo rời con ốc, tay vặn vòi nước bồn rửa chén.
- Tháo vòng đệm cao su và kiểm tra tình trạng hư hỏng.
- Dùng cờ lê tháo và kiểm tra van đĩa điều tiết nước.
- Vệ sinh khu vực xung quanh và bên trong vòi nước.
- Tiến hành lắp vòi nước rửa chén
Hãy cùng CleaniS theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cách tháo vòi nước bồn rửa chén đơn giản tại nhà nhé!
Nội Dung Bài Viết
Tháo vòi nước bồn rửa chén cần được thực hiện khi nào?
Vòi nước rửa chén và bồn nước rửa chén là hai món không thể thiếu trong bất kì gia đình nào. Việc tháo vòi nước bồn rửa chén nên được thực hiện khi bạn đã nắm rõ cấu tạo của vòi nước rửa chén để tránh bị bỡ ngỡ trước khi tiến hành. Dưới đây là cấu tạo chính của vòi nước rửa chén.
Vòi nước bồn rửa chén đa số đều được cấu tạo từ những bộ phận cơ bản giống nhau mặc dù có nhiều mẫu mã và đa dạng chất liệu và gồm có hai bộ phận chính:
- Đầu tiên là lõi vòi nước sẽ gồm có bộ cấp nước nóng và nước lạnh.
- Bộ phận còn lại chính là phần vỏ bao bọc phía bên ngoài và gồm nhiều bộ phận nhỏ như: màng lọc nước, cần gạt nước và chân nối vòi.
Bên cạnh đó, còn có những bộ phận khác của vòi nước bồn rửa chén như đầu gắn vòi nước rửa chén, lưới tạo bọt, gioăng cao su vòi rửa chén và phần chốt khóa đầu nước, tay cầm của vòi nước,…
Tháo vòi nước bồn rửa chén là việc cần phải thực hiện khi nhận thấy vòi nước rửa chén xuất hiện một số sự cố sau:
Tháo vòi nước bồn rửa chén khi vòi nước bị tắc, rỉ nước và chảy yếu
Tháo vòi nước bồn rửa chén cần được thực hiện ngay khi nhận thấy nước chảy yếu, vòi nước rửa chén bị rò rỉ, bị tắt,… để tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục. Có thể vòi nước bồn rửa chén đang bị bám cặn bã, bụi bẩn hoặc vì nguồn cấp nước không sạch dẫn gây nên hiện tượng nước chảy yếu ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
Tháo vòi nước bồn rửa chén khi vòi nước bị hoen gỉ
Tháo vòi nước bồn rửa chén cần thực hiện thay mới ngay khi phát hiện tình trạng rỉ sắt ở vòi. Phần lớn vòi nước bồn rửa chén trên thị trường được chế tạo từ chất liệu thép không gỉ, tuy nhiên tùy vào tỉ lệ hợp kim của từng loại thép mà dẫn đến khả năng chống hoen gỉ khác nhau.
Thêm vào đó, việc tiếp xúc lâu dài với nguồn nước một cách thường xuyên trong điều kiện nhiệt độ, môi trường có độ ẩm cao cũng khiến cho vòi nước bồn rửa chén bị gỉ sắt làm gián đoạn quá trình sử dụng và ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Tháo vòi nước bồn rửa chén khi vòi nước bị lỏng ốc, gãy chân vòi nước
Tháo vòi nước bồn rửa chén để thay chân vòi nước khi nhận thấy bộ phận này bị gãy. Vòi nước bồn rửa chén bị lỏng ốc hoặc gãy chân vòi nước có thế xuất phát từ nguyên nhân khách quan hoặc từ tác động ngoại lực. Khi chịu tác động ngoại lực quá mạnh, vòi nước bồn rửa chén có thể bị gãy chân vòi nước dẫn đến tình trạng rò rỉ nước.
Ngoài ra, việc vòi nước phải tiếp xúc lâu ngày với nguồn nước cũng như các thành phần hóa chất có trong nước rửa chén cũng gây nên tình trạng oxi hóa dẫn đến nứt, gãy chân vòi nước.
Tháo vòi nước bồn rửa chén khi vòi nước có van khóa vòi bị hỏng
Tháo vòi nước bồn rửa chén để thay van khóa vòi bị hỏng tránh gây gián đoạn trong quá trình sử dụng. Sau một thời gian dài sử dụng, các bánh răng của van khóa vòi nước bồn rửa chén bị bào mòn, bị oxi hóa và không thể duy trì khả năng giữ nước khiến cho xảy ra sự cố rò rỉ nguồn nước.
Tháo vòi nước bồn rửa chén: 4 điều cần lưu ý
- Đầu tiên là ngắt nguồn cấp nước đến vòi. Luôn luôn phải ngắt nguồn cấp nước đến vòi trước khi thực hiện cách thay vòi nước bồn rửa chén. Để chắc chắn phòng tránh trường hợp van nước chịu áp lực quá lớn dẫn đến bị vỡ khiến nước tràn ra ngoài hay những trường hợp ngoài ý muốn khác xảy ra, bạn nên khóa cả van nước tổng của gia đình.
- Tiếp đến, cần nắm rõ áp lực nước của hệ thống nước trong gia đình. Ở một số khu vực, áp lực nước của căn hộ cao tầng hay các căn hộ tại chung cư sẽ mạnh hơn những căn hộ còn lại. Áp lực nước ở từng gia đình cũng không giống nhau nên việc hiểu rõ áp lực nước sẽ giúp bạn lựa chọn được công suất vòi nước cần thay phù hợp.
- Không nên bắt chước theo kiểu dáng, thiết kế, công suất vòi nước bồn rửa chén của gia đình khác. Tùy vào từng bồn rửa chén khác nhau mà sẽ có những vòi nước bồn rửa chén phù hợp. Để tránh trường hợp bị sai lệch, cần nghiên cứu kĩ vòi nước bồn rửa chén hiện tại hoặc đem theo vòi cũ để dễ dàng đối chiếu và chọn lựa.
- Vòi nước bồn rửa chén có nhiều giá thành từ thấp đến cao tùy theo chất liệu (như vòi rửa chén inox 304), chức năng (vòi rửa chén nóng lạnh) và kiểu dáng. Ngoài việc quan tâm đến giá thành khi lựa chọn vòi nước bồn rửa chén, bạn cần để ý đến độ bền vì đây là sản phẩm sử dụng xuyên suốt trong thời gian dài, là sự đầu tư dài hạn. Lựa chọn được một vòi nước bồn rửa chén tốt, độ bền cao, có thể vệ sinh dễ dàng,…sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí sửa chữa trong tương lai.
Tháo vòi nước bồn rửa chén đúng cách để khắc phục tình trạng bị tắc, nước chảy yếu
Để kiểm tra nguyên nhân và tìm cách khắc phục vòi nước bồn rửa chén bị rò rỉ, bị tắc hoặc chảy yếu bạn cần thực hiện cách thay vòi nước rửa chén theo các bước sau:
- Đầu tiên bạn cần chuẩn bị 1 bộ dụng cụ cờ lê, mỏ lết, kìm,..; 1 lưỡi dao mỏng: gioăng cao su, vòng đệm cao su, keo dán ống; giẻ lau.
- Tiến hành khóa nguồn nước tổng và khóa van nước trước khi thực hiện tháo vòi nước bồn rửa chén để đẩy hết nguồn nước còn sót trong ống dẫn ra ngoài và bịt nắp vòi rửa chén lại.
- Dùng cờ lê, mỏ lết tháo rời con ốc, tay vặn vòi nước bồn rửa chén. Chú ý cẩn thận tránh làm xước vòi nước trong lúc tháo để đánh mất tính thẩm mỹ của vòi. Đặt các bộ phận qua một bên cẩn thận tránh hư hỏng hay bị mất.
- Tháo vòng đệm cao su và kiểm tra xem vòng đệm có bị hư hỏng hay không. Đây là bộ phận hay gây nên tình trạng rỉ nước ở vòi nước bồn rửa chén. Nếu bị hư hỏng thì cần phải thực hiện cách thay vòi nước rửa chén mới.
- Dùng cờ lê tháo và kiểm tra van đĩa điều tiết nước để kiểm tra van có bị bám bụi bẩn hay không. Nếu có thì dùng giẻ lau vệ sinh sạch sẽ van nước và phải thay van mới nếu van cũ bị hư hỏng nặng.
- Lắp lại vòi nước rửa chén như cũ sau khi đã kiểm tra nguyên nhân và khắc phục sự cố và xả nước để kiểm tra kết quả khắc phục.
Việc tháo vòi nước bồn rửa chén và kiểm tra nguyên nhân chỉ dành cho những sự cố nhỏ. Khi vòi nước bồn rửa chén có dấu hiệu hư hại nghiêm trọng như hoen gỉ, gãy chân vòi nước,…bạn cần thực hiện cách thay vòi nước bồn rửa chén mới.
Cách thay vòi nước rửa chén: các bước thực hiện
Cách thay vòi nước rửa chén không chỉ đơn giản là lấy vòi nước rửa chén mới để gắn vào mà còn phải thay, lắp theo đúng các trình tự để tránh sai sót dẫn đến tình trạng vòi nước bị rò rỉ. Bạn cần chuẩn bị bộ dụng cụ cờ lê, mỏ lết, kìm,..; bộ vòi nước bồn rửa chén mới và khăn lau.
- Đầu tiên mở van nước tổng và van nước nhánh để chảy tự do trong vòng 4 đến 5 phút. Tiếp theo tiến hành khóa van trực tiếp nơi vòi nước bồn rửa chén cần thay thế. Các van khóa nước này thông thường sẽ nằm ở vị trí ngay dưới vòi. Sau đó, cần mở vòi nước cũ để xả hết áp suất trong hệ thống đường ống tránh tình trạng nước trào ra từ đường ống trong quá trình thực hiện thay vòi nước rửa chén.
- Sử dụng kìm, mỏ lết để tháo các ốc nối của đường ống dây cấp nước với vòi nước cần thay.
- Sử dụng mỏ lết để tháo các ốc gắn liền với vòi nước bồn rửa chén nằm phía bên dưới của vòi nước. Nhấc bộ phận vòi nước bồn rửa chén cũ ra khỏi vị trí bồn rửa.
- Tiến hành vệ sinh khu vực vòi rửa, vị trí kết nối vòi nước rửa chén với chậu rửa.
- Bắt đầu thay vòi nước bồn rửa chén mới vào vị trí vòi nước cũ.
- Dùng dụng cụ và gắn ốc cố định vị trí phía dưới bồn rửa chén nơi nối vòi nước với nguồn cấp nước.
- Cuối cùng, cần mở van nước và kiểm tra. Xả nước trên bộ vòi nước mới thay thế để kiểm tra hiệu quả và rò rỉ.
Trong bài viết trên, Cleanis đã hướng dẫn bạn cách tháo vòi nước rửa chén và cách thay vòi nước rửa chén tại nhà. Hy vọng bạn có thể áp dụng thành công!