Vệ sinh máy rửa chén bằng cách vệ sinh rời từng bộ phận:
- Vệ sinh tay phun nước.
- Vệ sinh lồng máy rửa chén.
- Vệ sinh bộ lọc rác.
- Vệ sinh tay phun trong máy rửa chén.
- Vệ sinh khoang máy.
- Vệ sinh bộ phận khửi mùi cho máy rửa chén.
Khi được vệ sinh đúng cách thường xuyên, máy rửa chén có thể hoạt động hiệu quả và có tuổi thọ lâu dài.
Nếu bạn đang gặp khó khăn, rắc rối trong quá trình làm sạch máy rửa chén thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của CleaniS. Chúng tôi sẽ đưa ra những hướng dẫn chi tiết giúp bạn nắm rõ cách vệ sinh máy rửa chén đơn giản ngay tại nhà.
Nội Dung Bài Viết
Vệ sinh máy rửa chén quan trọng như thế nào?
Sau một thời gian hoạt động, máy rửa chén sẽ bị tích tụ nhiều vết bẩn, dầu mỡ,… khiến vi khuẩn sinh sôi và gây ra những mùi khó chịu nếu không được làm sạch thường xuyên. Việc vệ sinh máy rửa chén thường xuyên có thể mang lại những lợi ích sau:
- Vệ sinh máy rửa chén thường xuyên giúp máy vận hành trơn tru, tối đa công suất.
- Tiết kiệm điện và nước hiệu quả.
- Làm sạch máy rửa chén giúp cho việc rửa chén bát được thơm hơn, sạch hơn, đồng thời loại bỏ các vi khuẩn tích tụ gây hại cho sức khỏe của cả gia đình.
- Máy rửa chén được vệ sinh thường xuyên cũng hạn chế tình trạng hỏng hóc ở các bộ phận và giúp kéo dài tuổi thọ của máy.
Vệ sinh máy rửa chén: 6 cách làm đơn giản tại nhà
Trên thực tế, có nhiều gia đình đã mua máy rửa chén về sử dụng nhưng lại không biết cách vệ sinh máy rửa chén đúng cách, gây hỏng các thiết bị và dẫn đến thiệt hại về kinh tế. Sau đây là cách vệ sinh máy rửa chén đơn giản và đúng cách tại nhà.
Vệ sinh hệ tay phun nước
Trong quá trình hoạt động, tay phun nước có nhiệm vụ xoay và phun nước nóng để làm sạch bát đĩa. Bạn có thể dễ dàng nhận biết rằng máy rửa chén đang bị dơ khi tay phun nước bị thức ăn vụn làm tắc nghẽn.
Vệ sinh tay phun nước máy rửa chén: 3 bước thực hiện
Bước 1: Bạn kéo giá đỡ bên dưới ra để gỡ tay phun nước. Sau đó, dùng tăm hoặc các vật nhọn để làm sạch những lỗ bị tắc nghẽn. Đối với các mảnh vụn thức ăn lớn bạn nên dùng nhíp để loại bỏ.
Bước 2: Dùng một bàn chải đánh răng nhúng vào nước ấm có pha dung dịch vệ sinh máy rửa chén và vệ sinh xung quanh tay phun nước.
Bước 3: Lắp tay phun nước vào giá và quay thử tay dưới, nếu bạn thấy cánh tay phun chuyển động trơn tru thì bạn đã thực hiện đúng. Ngược lại, nếu tay phun nước bị cấn, bạn nên tháo nắp ống xả để kiểm tra xem có vật cản nào không. Lưu ý, phải tháo nắp phải rút nguồn điện trước khi thực hiện vệ sinh tay phun nước.
Vệ sinh lồng máy rửa chén
Lồng máy là bộ phận cần thiết và quan trọng cần được làm sạch khi thực hiện vệ sinh máy rửa chén. Bộ phận này là nơi diễn ra hoạt động chính khi rửa chén và là nơi tiếp xúc nhiều nhất với các vết bẩn, dầu mỡ.
Vệ sinh lồng máy rửa chén: 3 bước thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị hỗn hợp bao gồm nước và nước vệ sinh máy rửa chén. Dùng khăn lau thấm vào hỗn hợp này và lau hết các cạnh, viền máy.
Bước 2: Sau đó, tiến hành lau sạch bên trong lồng máy và các góc bên trong của bộ phận này. Nếu gặp các vết bẩn, dầu mỡ cứng đầu, bạn nên dùng một chiếc bàn chải đánh răng để làm sạch.
Bước 3: Cuối cùng, bạn cần vệ sinh ống xả sạch sẽ. Kéo giá đỡ phía dưới và kiểm xa chắc chắn không có vật thể nào bị dính trong đó, để tránh làm bát đĩa trầy xước trong quá trình rửa.
Vệ sinh bộ lọc rác máy rửa chén
Bộ lọc rác là bộ phận dùng để ngăn rác trong quá trình máy rửa chén rơi vào đường dẫn bơm nước, gây tắc nghẽn. Chính vì vậy, bộ phận này được thiết kế nằm ở phần cuối của thiết bị. Sau mỗi lần rửa chén bạn cần kiểm tra và vệ sinh bộ lọc rác cho sạch sẽ để tránh tắc ống thoát nước. Đây cũng là phần quan trọng nhất để vệ sinh máy rửa chén.
Thông thường, bộ lọc rác có 3 bộ phận chính:
- Tấm lọc chính: bộ phận này sẽ giữ những mảnh vụn thức ăn nhỏ không để những thức ăn này rơi xuống ống thoát nước.
- Giỏ lọc tinh: bộ phận này sẽ giữ lại thức ăn và bụi bẩn.
- Tấm lọc thô: bộ phận này sẽ giữ lại những thức ăn có kích thước lớn.
Vệ sinh bộ lọc rác máy rửa chén: 3 bước thực hiện
Bước 1: Thực hiện vặn ngược 3 bộ phận của bộ lọc rác ra khỏi thân máy, rồi nhấc bộ lọc lên để vặn ngược tấm lọc thô ra khỏi giỏ lọc tinh và cuối cùng nhấc giỏ lọc tinh ra khỏi tấm lọc chính. Hãy xem giấy hướng dẫn sử dụng máy rửa chén để thực hiện công việc này dễ dàng hơn.
Bước 2: Lật úp các bộ phận xuống để các mảnh vụn chứa trong 3 bộ phận rơi ra ngoài. Sau đó, đặt các bộ phận dưới vòi nước và sử dụng bàn chải đánh răng đã thấm nước rửa chén cho máy rửa chén để chà rửa. Không gõ bộ lọc và sử dụng các dụng cụ thô để vệ sinh bộ này, vì có thể gây móp méo và làm rách màng của bộ lọc.
Bước 3: Cuối cùng, lắp 3 bộ phận này lại với nhau, đặt lại vào vị trí cũ và ấn mạnh để bộ phận lọc dính chặt vào thân máy.
Vệ sinh tay phun trong máy rửa chén
Tay phun trong máy rửa chén là bộ phận sẽ thực hiện công việc phun nước làm sạch bát đĩa. Nhưng trong quá trình hoạt động, các cặn bám hay các chất trong nước cứng tích tụ lại gây tắc nghẽn các lỗ phun nước, gây ảnh hưởng tới hiệu quả làm sạch của máy rửa chén. Vì vậy, việc làm sạch bộ phận này cũng rất quan trọng khi thực hiện vệ sinh máy rửa chén.
Bước 1: Tháo cả cánh tay trên và cánh tay dưới ra khỏi máy rửa chén.
Bước 2: Vệ sinh tay phun trong bằng nước ấm pha với nước vệ sinh máy rửa chén. Khi thực hiện công việc làm sạch máy rửa chén, bạn cần dùng bàn chải đánh răng lông mềm hoặc tăm để đánh bay các vết bẩn dính trên tay phun trong.
Bước 3: Sau khi làm vệ sinh sạch sẽ, lắp cánh tay phun nước vào lại máy rửa chén và xoay thử. Nếu tay phun vận hành không được mượt mà, trơn tru thì điều đó có nghĩa là bạn vệ sinh chưa được sạch, nên bạn hãy tháo ra và vệ sinh lại một lần nữa.
Vệ sinh khoang máy rửa chén
Bảng điều khiển là bộ phận rất quan trọng của máy rửa chén. Để vệ sinh bộ phận này bạn cần sử dụng một chiếc khăn mềm và tiến hành lau chùi nhẹ nhàng, sau đó thực hiện chùi lại bằng khăn khô một lần nữa.
Đối với khoang máy rửa chén để vệ sinh máy rửa chén sạch sẽ, bạn nên nhúng khăn mềm vào dung dịch chuyên dụng vệ sinh máy rửa chén để thực hiện công việc. Bạn dùng khăn đã thấm dung dịch rồi lau bên trong khoang máy, chà các góc cạnh, viền máy hoặc dùng bàn chải đánh răng lông mềm để chà các vết bẩn cứng đầu.
Ở khu vực ống xả bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra, lau chùi để các vật cứng không bị tồn đọng tại đây gây trầy, xướt bát đĩa.
Khi làm sạch máy rửa chén bạn cũng cần chú ý tới việc vệ sinh khu vực cửa máy. Tránh sử dụng các hóa chất tẩy rửa vì có thể dính vào khóa cửa, gây hư hỏng các bộ phận điện và nguy hiểm cho người sử dụng.
Khử mùi cho máy rửa chén
Bạn có thể sử dụng giấm ăn để khử mùi hôi, diệt khuẩn cho máy rửa chén nhà mình với cách thực hiện đơn giản như sau: chuẩn bị 1 cốc giấm trắng để vào giỏ đựng đồ của máy rửa chén và cho máy chạy chương trình rửa ở nhiệt độ cao nhất. Lưu ý rằng, không được đặt các đồ dùng và vật dụng khác vào máy rửa chén trong quá trình khử mùi.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng baking soda đặt xuống đáy máy và chạy chương trình rửa với thời gian ngắn để có thể loại bỏ hết những vết bẩn, mùi hôi.
Những lưu ý để sử dụng máy rửa chén đúng cách
Bên cạnh việc vệ sinh máy rửa chén thường xuyên để máy được hoạt động hiệu quả và bền lâu, thì cách sử dụng máy rửa chén đúng cách cũng là một việc quan trọng để gia tăng tuổi thọ của máy.
- Trước khi cho các dụng cụ vào máy rửa chén, bạn nên dọn sạch hết tất cả những thức ăn thừa còn tồn trên trên bát, đĩa.
- Sắp xếp bát đĩa nghiêng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để việc vệ sinh được sạch hơn.
- Nên sử dụng các sản phẩm nước rửa chén cho máy rửa chén với liều lượng phù hợp.
- Tránh để quá nhiều bát đĩa làm máy chạy quá tải, cần để chỗ trống cho hệ thống phun nước phun mạnh lên chén bát.
- Những vật dụng sau đây không nên cho vào máy rửa chén như: những đồ vật bằng thủy tinh dễ vỡ hoặc trầy xước, có nhãn mác giấy, chống dính, dụng cụ bằng bạc và thép dễ gỉ.
- Nên thực hiện các cách ngăn gián chui vào máy rửa chén và ngăn chuột phá máy rửa chén để kéo dài tuổi thọ của thiết bị.
Những sản phẩm không nên dùng cho máy rửa chén
Có rất nhiều gia đình khi sử dụng máy rửa chén đã không lưu ý các sản phẩm không nên dùng cho máy rửa chén. Các sản phẩm này sau khi sử dụng một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng tới các bộ phận bên trong của máy, làm giảm tuổi thọ và hiệu quả hoạt động của thiết bị.
1. Nước rửa chén thường
Với đặc tính nhiều bọt, khi bạn sử dụng nước rửa chén thường sẽ dễ làm tràn bọt và nước rửa chén ra khỏi máy.
Ngoài ra, nước rửa chén thông thường sẽ bị mất tác dụng khi máy rửa chén hoạt động ở nhiệt độ cao và bát đĩa sẽ không được làm sạch.
Làm chén dĩa bằng nước rửa chén thường không phải là phương án tối ưu. Để giữ máy rửa chén được hoạt động lâu dài thì cần dùng viên rửa chén nước nước rửa chén chuyên dụng dành cho việc làm sạch máy rửa chén.
2. Bột giặt
Mỗi sản phẩm sẽ được thiết kế chuyên dụng để phù hợp với thuộc tính của từng món đồ riêng biệt. Bạn không nên dùng bột giặt để thực hiện công việc rửa bát của máy rửa chén.
Trong bột giặt chứa nhiều thành phần độc hại, có thể gây ung thư khi bạn dùng sản phẩm này để rửa chén. Các chất ở bột giặt còn tồn động sau khi rửa chén khi được đưa vào cơ thể sẽ phá hủy màng của các tế bào hồng cầu trong cơ thể của bạn.
Ngoài việc ảnh hưởng tới an toàn sức khỏe và tính mạng, dùng bột giặt cho máy rửa chén vừa làm bát đĩa không sạch lại còn làm máy dễ bị hư hỏng.
3. Các chất tẩy rửa khác
Các chất tẩy rửa đa số có các thành phần hóa học vừa gây hại cho sức khỏe con người vừa gây hại máy rửa chén khi sử dụng trong thời gian dài.
Nếu bạn sử dụng các chất tẩy rửa cho máy rửa chén thì các bộ phận bên trong với bên ngoài của máy rửa chén sẽ bị các chất hóa học ăn mòn làm cho máy rửa chén hỏng hóc, tự động báo lỗi và ngây nguy hiểm cho người sử dụng.
Thay vì sử dụng các sản phẩm không được khuyến cáo sử dụng, bạn nên sử dụng các sản phẩm nước rửa chén dùng cho máy rửa chén vừa không lo ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe của gia đình, vừa bảo vệ được tuổi thọ của máy.
Với những bước vệ sinh máy rửa chén mà Cleanis đã chia sẻ qua bài viết trên. Chúng tôi hy vọng rằng công việc vệ sinh máy rửa chén tại nhà của bạn không còn gặp những khó khăn, bất tiện mà trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.